Quá trình hình thành hệ trình quản lý cầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 29)

Năm 1982, Chính phủ đã có quyết định giải thể Cục quản lý & sửa chữa đường bộ và Cục vận tải ô tô, đồng thời thành lập các Liên hiệp Xí nghiệp bảo dưỡng & sửa chữa đường bộ. Xuất phát từ đó, hệ thống quốc lộ được giao cho các Liên hiệp Xí nghiệp bảo dưỡng & sửa chữa đường bộ quản lý, bảo trì; hệ thống đường địa phương do các địa phương quản lý, bảo trì. Tuy nhiên, việc bàn giao và nhận hồ sơ, tài liệu để phục vụ cho công tác quản lý, bảo trì đã không được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học nên gây ra mất mát, hư hỏng hồ sơ, tài liệu gốc. Vấn đề này gây ra khó khăn lớn cho các đơn vị quản lý, đây là một trong những nguyên nhân làm hiệu quả quản lý, bảo trì đường bộ trong giai đoạn này bị hạn chế.

Trước tình trạng đó, năm 1993, Chính phủ đã có quyết định tái thành lập hai Cục: Cục quản lý & sửa chữa đường bộ và Cục vận tải ô tô đã ghép thành một Cục có tên gọi là Cục đường bộ Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 07/CP ngày 30/ 01/ 1993 của Chính phủ và trước vấn đề thiếu nhiều hồ sơ, tài liệu gốc để phục vụ công tác quản lý, bảo trì, Cục đường bộ Việt Nam đã phải tiến hành cho thu thập, thống kê toàn bộ các dữ liệu về hệ thống đường bộ. Đến nay mới hoàn thành việc thu thập và thống kê toàn bộ các dữ liệu của hệ thống quốc lộ, còn hệ thống đường địa phương thì mới nắm được một số chỉ tiêu cơ bản như: vốn quản lý, bảo trì dành cho đường tỉnh; số lượng và chiều dài các cầu trên hệ thống đường địa phương; số xã không có đường ô tô tới trung tâm xã; số tuyến đường và chiều dài các tuyến ... Tuy nhiên, các số liệu thu thập được về hệ thống đường địa phương có độ tin cậy chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về kinh phí, về phân cấp quản lý, về các văn bản pháp quy và các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với từng loại đường địa phương. Công tác thu thập, thống kê và quản lý dữ liệu đường bộ của các hệ thống đường bộ này hết sức khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Trước yêu cầu có tính cần thiết như đã nêu trong Chương 1, năm 1998, Bộ Giao thông Vận tải đã uỷ quyền cho Cục Đường bộ Việt Nam hợp tác với Cục Đường bộ Anh để nâng cao năng lực quản lý về cơ sở hạ tầng đường bộ, trong đó có Dự án đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu Bridgeman. Đây là công cụ quản lý, bảo trì cầu rất có hiệu quả tại Anh. Hệ trình quản lý cầu Bridgeman có đầy đủ cấu trúc và thành phần cơ bản của một hệ quản lý cầu nâng caọ

Để cho hệ trình quản lý cầu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam đã giao cho một số chuyên viên của Cục cộng tác với Tư vấn quốc tế Parkman của Anh để Việt hoá, sửa đổi một số chức năng của hệ trình quản lý cầụ Tuy nhiên, trong thời gian ngắn (gần 1 năm) công tác việt hoá, sửa đổi và thử nghiệm tại một số đơn vị quản lý của Cục, chúng ta mới chỉ khai thác một hệ trình đơn giản của BMS, đó là hệ trình quản lý cơ sở dữ liệu cầu (gọi tắt là hệ trình quản lý cầu - Bridgeman). (xem hình 2.1)

Hình 2.1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ trình quản lý cầu - Bridgeman

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)