Giới thiệu chung về hệ trình quản lý cầu (BMS)

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 27)

2.1.1. hệ trình quản lý cầu đang vận dụng tại một số nước

Để đáp ứng sự phát triển của giao thông ngày một tăng, tương ứng với nó là phải quản lý một số lượng rất lớn các dữ liệu giao thông (dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ, nguồn vốn, an toàn giao thông, các phương tiện tham gia giao thông ...) thì cần phải có một công cụ quản lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Dữ liệu hệ thống cầu là một phần của dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ, công cụ hiện nay để quản lý nguồn dữ liệu này là hệ trình quản lý cầụ

Trên thế giới có nhiều hệ trình quản lý cầu được phát triển nhằm giúp các kỹ sư, các nhà quản lý có quyết định chính xác, khoa học về phương pháp và thời điểm duy tu, bảo dưỡng. Trong đó:

♦ Hệ trình quản lý cầu đơn giản nhất là bao gồm một cơ sở số liệu trong đó ghi mọi thông tin cần cho mỗi công trình, chẳng hạn như các chi tiết kết cấu, ghi chép các kiểm định và lý lịch bảo dưỡng trước đây cần cho người kỹ sư để đi đến quyết định.

♦ Hệ trình quản lý cầu phức tạp hơn (hệ trình quản lý cầu nâng cao) có chứa đựng những thuật toán để xử lý các số liệu nhằm cung cấp nhanh chóng những dữ liệu cần thiết để đưa ra những chiến lược bảo dưỡng tối ưu ở mức độ công trình cũng như cho cả mạng lưới cầu đường, trong đó có lưu ý đến những hạn chế như không đủ vốn. Phần lớn những hệ trình đã được phát triển cho một mạng lưới cầu, hoặc đáp ứng những yêu cầu của một người sở hữu cụ thể một cây cầu, rồi sau đó phát triển hơn và dần hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu của thị trường rộng lớn hơn.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ của công nghệ sản xuất máy tính, việc sử dụng máy vi tính (PC) mang tính phổ cập, hầu hết

các hệ trình quản lý cầu ngày nay đều xử lý trên máy tính một số lượng dữ liệu nhiều hơn trên giấy rất nhiều lần và trong thời gian ngắn nhất. Cốt lõi của một hệ trình quản lý cầu là cơ sở dữ liệu xây dựng bằng cách số hoá tất cả thông tin thu thập được từ các hoạt động kiểm tra, kiểm định và bảo dưỡng của tất cả các cầu trong mạng lưới cầụ

Các loại hệ trình quản lý cầu (BMS) tại một số nước trên thế giới đang vận dụng trong bảng 2.1.

Bảng 2.1.

TT Tên quốc gia Hệ trình quản lý cầu (BMS) được vận dụng

1 Mỹ PONTIS

2 Anh BRIDGEMAN & HISMIS

3 Nhật Bản MICHI

4 Hà Lan DISC

5 Đan Mạch DANBRO

6 Pháp EDOUAR

Các hệ trình quản lý cầu này cơ bản đều khá giống nhau về cấu trúc, các thành phần cơ bản của một BMS và tính năng (Đầu ra của BMS) của chúng. Tuỳ theo đặc điểm địa lý, loại kết cấu, thói quen sử dụng ... mà mỗi nước dùng một BMS khác nhaụ Sự khác biệt giữa chúng chỉ ở ngôn ngữ lập trình, giao diện và các cửa sổ khai báo dữ liệu ...

* Những lợi ích khi sử dụng BMS (quan điểm của Công ty tư vấn quốc tế SMEC)

Những lợi ích chủ yếu giúp cho người quản lý cầu và các cơ quan quản lý khi sử dụng BMS:

♦ BMS tạo ra một bức tranh tổng thể mà từ đó người quản lý biết được chi tiết và tổng thể về toàn bộ hệ trống cầu trên mạng lưới đường bộ, tạo ra một “mô đun” cơ sở dữ liệu hệ thống cầu trong ngân hàng dữ liệu để có thể cập nhật và chia xẻ thông tin.

♦ BMS hướng trọng tâm công tác bảo dưỡng và sửa chữa (sửa chữa vừa, sửa chữa lớn) đúng lúc, đúng nơi bằng cách xác định những cây cầu và các bộ phận cầu đang hư hỏng dần hoặc đang có những khuyết tật về kết cấu khiến có thể làm giảm khả năng sử dụng và kém an toàn.

♦ BMS cho phép xác định thứ tự ưu tiên công trình cầu (do trường hợp có sự hạn chế về nguồn vốn) tuỳ theo mức độ hư hỏng hoặc tính cấp thiết mang tính đột suất.

♦ Qua việc sử dụng BMS người quản lý tránh được các công tác quản lý, bảo trì không cần thiết.

♦ Công tác quản lý, bảo trì sẽ khoa học, hợp lý và kinh tế, đảm bảo việc khai thác an toàn trên toàn bộ mạng lưới cầụ

♦ BMS giúp cho người quản lý theo dõi, kiểm soát có hiệu quả kế hoạch quản lý, bảo trì.

♦ Khi sử dụng BMS người kỹ sư sẽ thiết kế công trình bền vững, dùng loại vật liệu và biện pháp kỹ thuật hợp lý hơn.

Rõ ràng với những khả năng và ích lợi như vậy nên hệ trình quản lý cầu là phương pháp tất yếu của việc hiện đại hoá công tác quản lý có hiệu quả.

2.1.2. Hệ trình quản lý cầu - bridgeman tại việt nam

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)