Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 57 - 62)

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác bảo đảm tiền vay của Chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế như: công tác thẩm định nhu cầu tính dụng chưa tốt, định giá tài sản dảm bảo chưa chính xác, chưa sát với giá thị trường, danh mục tài sản đảm bảo chưa đa dạng… Những tồn tại bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Thông tin phục vụ thẩm định khách hàng, dự án, phương án sử dụng vốn vay vừa thiếu vừa không có cơ sở đảm bảo tính trung thực, khách quan của thông tin.

Điều này gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng khi phân tích tình hình tài chính cũng như mức độ tin cậy của khách hàng. Hiện nay các thông tin về khách hàng chủ yếu do chính khách hàng cung cấp. Nhìn chung các khách hàng đều trung thực song cũng không ít khách hàng đã cố tình “gọt giũa” và cung cấp thông tin sai lệch cho ngân hàng. Với số lượng khách hàng khá lớn và đa dạng nên việc thu thập các thông tin về khách hàng là công việc rất khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh. Bên cạnh là các thông tin do khách hàng cung cấp Chi nhánh còn tiến hành khai thác từ các nguồn Trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro tín dụng của NHCT Việt Nam và Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Các thông tin khai thác từ hiệp

hội kinh doanh, các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội cực chiến binh…hầu như vẫn chưa được quan tâm.

Thứ hai: Việc định giá các tài sản đảm bảo còn mang nặng tính chủ quan. Trên thực tế việc định giá tài sản đảm bảo của khách hàng đề do tổ thẩm định tín dụng của Chi nhánh tiến hành mà không có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn.

Thứ ba: Phân tích đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh thiếu sự toàn diện.

Cán bộ tín dụng của Chi nhánh mới dừng lại đánh giá khía cạnh tài chính của dự án, phương án mỏ không quan tâm phân tích các khía cạnh thị trường, khả năng quản lí, khả năng tổ chức sản xuất, định hướng phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước…, những khía cạnh này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đầu ra, đến dòng tiền dự tính của phương án.

Thứ tư: Danh mục tài sản đảm bảo chưa đa dạng

Hiện tại chủ yếu tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải. Việc thế chấp bằng các loại máy móc thiết bị, hàng hóa chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với Chi nhánh. Thực trạng này gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản khi vay vốn tại Chi nhánh.

Thứ năm: Tỷ trọng các khoản vay không có tài sản đảm bảo tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp nhỏ nước

Trong điều kiện các doanh nghiệp này chậm đổi mới, sức cạnh tranh nên thị trường thấp là nguy cơ phát sinh các khoản nợ quá hạn, rủi ro trong thu hồi vốn vay.

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau.

Về công tác thẩm định và giám sát sử dụng vốn vay có tình trạng trên là do cán bộ tín dụng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa đủ năng lực thẩm định các dự án. Đặc biệt đối với các dự án có qui mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó các thông tin bên ngoài phục vụ cho công tác thẩm định quyết định cho vay hầu hết đều do chính khách hàng cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác như báo chí, đài… Việc mua thông tin, tổ chức theo dõi, phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện. Chính vì vậy việc thẩm định và giám sát sử dụng vốn vẫn còn gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần nào còn bị hạn chế.

Những nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm:

Về cơ chế chính sách và qui định của pháp luật:

+ Hầu hết các khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp tại nhà đất thì giấy tờ chưa hợp lệ, chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc việc xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng không đúng thẩm quyền.

Cơ chế xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp người vay chưa trả được nợ chưa rõ ràng . Sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền khi kê biên, niêm phong, phát mại tài sản thế chấp không thuận lợi cho ngân hàng. Hoạt động của trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Sở tư pháp chưa được mạnh để giải quyết tài sản thế chấp của ngân hàng.

+ Công chứng tài sản thế chấp, cầm cố của phòng công chứng Nhà nước gây mất nhiều thời gian cho khách hàng và ngân hàng.

+ Nhiều tài sản thế chấp có giá trị lớn lại nằm trong các vụ án, vì vậy ngân hàng cũng gặp khó khăn như một số tài sản bị mất hết giấy tờ gốc do vận chuyển trong quá trình tố tụng vụ án hoặc có tài sản lại thiếu giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng, quyền sỡ hữu tài sản… Để có thể giải quyết ngân hàng phải tiếp cận với các ban, ngành chức năng như UBND, Sở địa chính

nhà đất, Sở xây dựng , Sở tài chính… của các tỉnh, thành phố có tài sản để sinh sao, trích lục các hồ sơ lưu. Công việc này rất mất thời gian và phát sinh thêm nhiều chi phí, do thay đổi về nhu cầu và giá cả đối với tài sản thế chấp, cầm cố.

Trong cơ chế thị trường sự biến động về giá cả hết sức linh hoạt. Nó không chỉ tác động đến cung cầu trên thị trường mà còn tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế . Với ngành ngân hàng, sự biến động này có ảnh hưởng lớn đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Tại ngân hàng nhiều tài sản phát mại không thu hồi đủ gốc do sự giám sát trên thị trường. Nhiều tài sản nằm trên diện qui hoạch nên bị mất giá hoặc có giá trị rất lớn nên khó phát mại.

Do chưa có sự trợ giúp nhiệt tình của các cấp, ngành đối với việc thu hồi nợ quá hạn, nợ gia hạn đã hết hạn và những khoản nợ xấu:

+ Cho đến nay vẫn chưa có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền các cấp trong việc thu hồi nợ quá hạn khó đòi và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ quá hạn cho ngân hàng.

+ Việc xử lý của toà án cũng như việc thi hành án trong các vụ án xử kiện liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm và giải quyết nợ đọng cho ngân hàng thường rất chậm.

+ Toà tuyên giáo tài sản không rõ ràng nên không xử lý được hoặc cơ quan đăng bộ chưa xử lý cho các bất động sản liên quan đến vụ án, các tài sản thế chấp bổ sung do cơ quan thi hành án giao bị mất hoặc thất lạc hồ sơ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát hóa quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Chi nhánh Ba Đình, xác định chức năng hoạt đọng chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Từ đó thấy được những cố gắng và nỗ lực của VietinBank đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác bảo đảm an toàn tín dụng. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác bảo đảm an toàn tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.Đứng trước tình hình đó đòi hỏi VietinBank phải tìm ra những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng tại Maritime Bank tạo uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 57 - 62)