2.2.THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 39 - 45)

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.1.Quy định chung về thực hiện bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương

Theo Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 Ngày 31/12/2008 của Hội đồng quản trị NHCT)

Quy định nghiệp vụ bảo đảm tiền vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam..Xác định quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay đối với khách hàng.

●Đối tượng áp dụng

Trụ sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh NHCT, phòng Giao dịch, Điểm giao dịch trực tiếp cho khách hàng vay.Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài bao gồm:

+ Khách hàng vay; bên thứ ba dựng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay; bên bảo lãnh cho khách hàng vay.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ngân Hàng Công Thương

●Các văn bản được áp dụng

Bộ Luật dân sự 2005;Luật các Tổ chức tín dụng 1997; Luật sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín tín dụng 2004 Luật đất đai 2003;Luật Nhà ở 2005;Luật công chứng 2006;Bộ luật hàng hải 1990;

Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai; các văn bản sửa đổi, bổ sung

Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở;

Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính Phủ về việc bán đấu giá tài sản;

giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất,tài sản gắn liền trên đất; và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

Thông tư 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 của Bộ tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc

Bộ tư pháp; và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT/BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở;

Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất

Thông tư số 92/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng QSD đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước

2.2.1.1.Đảm bảo tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bên thứ ba

●Nguyên tắc bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản ( bảo gồm cả tài sản hình thức từ vốn vay ) hoặc phải được bên thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHCT.

đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba. NHCT có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiền vay, lựa chọn bên vay.

Đối với tài sản đủ điều kiện làm bảo hiểm tiền vay nhưng đang được bên bảo đảm cho thuê, NHCT chỉ được nhận thế chấp khi:

+ Đảm bảo được xử lý được tài sản cho thuê trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.

+ Hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê ( bên thế chấp ) và bên thuê có điều khảo quy định : bên cho thuê phải giao tài sản cho NHCT và hợp đồng thuê tài sản đã chấm dứt ( kể cả trường hợp hợp đồng cho thuê chưa hết hiệu lực ) nếu tài sản cho thuê bị NHCT xử lý để thu hồi nợ.

Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đủ điều kiện làm bảo đảm tiềm vay, thì việc thế chấp thực hiện như sau:

Trường hợp quyền sử dụng đất được phép thế chấp theo quy định của pháp luật NHCV nhận bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nếu khi thế chấp chưa có tài sản trên đất thì NHCV có thể nhận được bảo đảm riêng quyền sử dụng đất, đồng thời bên bảo đảm phải cam kết thế chấp tài sản được hình thành trong tương lai gắn liền với đất đó ( nếu có ) cho NHCV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đủ điều kiện làm bảo đảm tiền vay nhưng quyền sử dụng đất không được thế chấp theo quy định của pháp luật.

NHCV phải yêu cầu bên bảo đảm cam kết bằng văn bản về việc:

+ Giao toàn bộ giấy tờ gốc liên quan đến quyền sử dụng đất, nếu giấy tờ về đất chưa hợp lệ ;

+ Xác định thời hạn hoàn thiện giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu giấy tờ về đất chưa hợp lệ ;

góp vốn liên doanh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời gian vay.

+ Đồng ý để NHCV toàn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trong trường hợp phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Số tiền thu được từ việc xử lý quyền sử dụng đất sẽ được dựng để trả nợ cho NHCV.

●Mức cho vay so với giá trị TSBĐ

Mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản phải được xác định theo nguyên tắc : Mức cho vay được bảo đảm bằng tài sản tối đa không quá 70% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trừ các trường hợp sau :

+Đối với TSBĐ là kim khi quý, đá quý : mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và hoặc hợp đồng bảo đảm.

+Mức cho vay so với giá trị TSBĐ do giám đốc NHCV quyết định trên nguyên tắc giá trị NHCV vào thời điểm nợ vay đến hạn ( kể cả trường hợp rút trước hạn, biến động tỷ giá ) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lại, các khoản phí khác ( nếu có )

+Đối với TSBĐ là cổ phiếu : mức cho vay tối đa không quá 70% mệnh giá cổ phiếu.

+Đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đã qua sử dụng : mức cho vay tối đa không quá 50% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+Trường hợp NHCV áp dụng biên pháp bảo đảm bổ sung đối với khoản vay mà khách hàng vay đã có đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản théo quy định cho vay hiện thành của NHCT : mức cho vay không phụ thuộc vào giá trị TSBĐ.

để xem xét điều chỉnh tỷ lệ cho vay tối đa nêu trên so với TSBĐ, nếu xác định được giá chuyển nhượng thực tế của tài sản tương tự ( về loại đát, diện tich, vị trí đất ) trên cùng địa bàn TSBĐ tại thời điểm cho vay cao hơn khung giá đất do UBND tỉnh thành phố quy định.

2.2.1.2.Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay

●Trường hợp áp dụng

NHCT xem xét, quyết định việc nhận cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, nếu khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay theo các quy định cho vay hiện hành của NHCT và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng đủ các điều kiện quy định sau đây:

+Xác định được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất; +Xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch; + Dễ bán, dễ chuyển nhượng và ít bị mất giá;

NHCV phải quản lý, giám sát được TSBĐ trong quá trình hình thành và sau khi hình thành.

Hợp đồng cầm cố, thế chấp đối với tài sản hình thành từ vốn vay

NHCV và khách hàng vay ký hợp đồng cầm cố, thế chấp trước hoặc đồng thời với thời điểm ký hợp đồng tín dụng, trong đó xác định giá trị tạm tính của tài sản ( ghi rõ giá trị thực tế của tài sản sẽ được xác định trong phụ lục hợp đồng bảo đảm khi tài sản hình thành )

Khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng, bên bảo đảm có quyền sở hữu đối với tài sản, các bên lập phụ lục cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để cụ thể hóa các nội dụng còn chưa được xác định cụ thể trong hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc ký lại hợp đồng cầm cố, thế chấp mới thay thế hợp đồng đã ký khi tài sản chưa hình hành trong đó mô tả chi tiết đặc điểm tài sản và xác định giá trị thực tế của tài sản.

hiện theo quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Việc chứng nhận, chứng thực, xác nhận hợp đồng bảo đảm đối với tài sản hình thành từ vốn vay phải được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng bảo đảm và theo quy định :

+Giấy tờ phải có công chứng, chứng thực; +Có ít nhất hai người căng sở hữu TSBĐ; +Bên bảo đảm trên 60 tuổi;

+Thời hạn của khoản vay được bảo đảm từ 5 năm trở lên;

+Các trường hợp khác, việc công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm bằng tài sản được thực hiện theo thỏa thuận giữa NHCV và bên bảo đảm.

●Việc đăng ký cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng bảo đảm, phụ lục hợp đồng bảo đảm và theo quy định :

+Khi tài sản chưa hình thành : NHCV lưu giữ bản gốc những giấy tờ chứng minh nguồn hình thành tài sản : hợp đồng mua bán, quyết định phê duyệt tổng dự toán..

+Khi tài sản đã hình thành : tùy loại tài sản và thỏa thuận của NHCV với bên bảo đảm, việc giữ tài sản và giấy tờ có của tài sản thực hiện theo quy định của NHCT Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 39 - 45)