Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng bảo đảm tiền vay tạ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 52 - 55)

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.3.Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng bảo đảm tiền vay tạ

NHCT chi nhánh Ba Đình

2.2.3.1.Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh số dư NQH mà ngân hàng cấp cho khách hàng chiếm bao nhiêu trong tổng dư nợ đã cho. Tỷ lệ này càng cao thì phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

Bảng 2.8.Diễn biến tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1.Nợ quá hạn 101,376 3,2% 567,899 15,2% 784,949 13,8% 2.Tổng dư nợ 1793 100% 3734 100% 5660 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010

Trong năm 2009 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vinashin gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ba Đình tình hình nợ quá hạn tăng mạnh cụ thể: đến 31/12/2009: 567,899 tỷ đồng tăng 466,523 tỷ đồng tương đương từ 3,2% đến 15,2%. Gồm: Tổng công ty CNTT Bạch Đằng số tiền 563,698 tỷ đồng, Tập đoàn CN tàu thủy VN số tiền 4,2 tỷ đồng. Đến năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn giảm không đáng kể xuống còn 13,8% cụ thể: 784,878 tỷ đồng tăng 216,979 tỷ đồng chủ yếu là dư nợ của công ty Vận tải Biển Đông thuộc tập đoàn Vinashin với số tiền 784,878 tỷ đồng

Tỷ lệ này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng với các khoản cho vay . Tỷ lệ này càng cao thì phản ánh chất lượng tín dụng cho vay càng thấp và ngược lại.

Bảng 2.9.Diễn biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

1.Tổng dư nợ 1793 100% 3734 100% 5660 100% 2.Nợ xấu 101,372 5,65% 29,230 0,78% 601,68 6 10,63% Nợ nhóm 3 75,319 4,2% 6,0 0,16% 580,31 10,25% Nợ nhóm 4 25,922 1,44% 11,91 0,32% 21,376 0,38% Nợ nhóm 5 0,135 0,0075% 11,32 0,3% 0%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 giảm 72,142 tỷ đồng tương đương 4,87% trên tổng dư nợ cụ thể nợ nhóm 3: 6 tỷ đồng của khách hàng là Công ty TNHH VTVD Vinashin ; nhóm 4:11,91 tỷ đồng trong đó Công ty cơ khí XDCTGT 121 số dư 8,939 tỷ đồng, Công ty Traenco số dư 2,971 tỷ đồng; nhóm 5: 11,32 tỷ đồng giảm so với tháng 11 là 8,407 tỷ đồng do hạch toán xử lý rủi ro của Công ty CP Đức Hùng 4,128 tỷ đồng và Công ty Thanh An 4,279 tỷ đồng. Đến năm 2010 tăng mạnh gần 10% so với năm 2009, toàn bộ dư nợ của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Vinashin đều bị chuyển sang nợ nhóm 2 và nợ xấu. Ban Giám Đốc Chi nhánh đã chỉ đạo sát sao, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như: theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng

có nợ xấu, yêu cầu cam kết trả nợ, bán tài sản …cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu.

Nợ xấu: đến 31/12/2010: 601,686 tỷ đồng, tăng 572,455 tỷ đồng so với năm 2009 cụ thể như sau: Nợ nhóm 3: 580,310 tỷ đồng là toàn bộ dư nợ của Tổng Công ty Công Nghiệp Tầu Thủy Bạch Đằng, thuộc Tập đoàn Vinashin; Nợ nhóm 4: 21,376 tỷ đồng, trong đó có 6,809 tỷ đồng là dư nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tầu thuỷ và Cty TNHH VTTD Vinashin, còn lại là của Công ty CP Cơ khí Xây dựng 121: 7,922 tỷ đồng, và Công ty CP Xây dựng công trình và đầu tư 120: 6,645 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 Chi nhánh Ba Đình không có nợ nhóm 5.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 52 - 55)