Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 45 - 52)

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.1.3. Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba

● Thẩm quyền thực hiện

+Bên bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân cầm cố, thế chấp tài sản.

+Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng ( thuộc danh mục NHCT thông báo trong từng thời ký ) cơ quan quản ký ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ phát triển, đáp ứng được các điều kiện bảo lãnh quy định của NHCT Việt Nam.

của bên thứ ba khi được Tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản.

● Điều kiện đối với bên bảo lãnh :

+Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ để trả nợ thay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ trả nợ.

+Cam kết chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay nếu khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

●Phạm vi bảo lãnh

+Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho khách hàng vay.

+Nghĩa vụ được bảo lãnh bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí ( nếu có ) của khách hàng vay tại NHCV.

Trường hợp nhiều bên cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng vay thì các bên bảo lãnh thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận bảo lãnh theo các phần độc lập hoặc có một trong số những bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. NHCV có thể yêu cầu bất cứ một trong số bên bảo lãnh thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh.

2.2.1.4.Bảo đảm tiền vay bằng kí quỹ

●Trường hợp áp dụng

NHCV được xem xét, quyết định nhận bảo đảm bằng ký quỹ trong trường hợp bên ký quỹ gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại NHCV.

bằng ký quỹ khi được tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản.

●Điều kiện hình thức ký quỹ

Giá trị ký quỹ phải lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp NHCV và khách hàng vay thỏa thuận bảo đảm như là một biện pháp bổ sung.

Nghĩa vụ được bảo đảm bằng ký quỹ bảo gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí ( nếu có ) của khách hàng vay tại NHCV.

Việc ký quỹ phải được thành lập văn bản, có thể lập thành hợp đồng bảo đảm hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng

●Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ và NHCV

+Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ

Yêu cầu NHCV hoàn trả lại tài sản ký quỹ ( sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán cho NHCV để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ) khi chấm dứt biện pháp bảo đảm bằng ký quỹ.

Nộp đủ tiền/ tài sản ký quỹ theo đúng thỏa thuận với NHCV. Trả chi phí dịch vụ ngân hàng ( nếu có thỏa thuận )

+Quyền, nghĩa vụ của NHCV

Phong tỏa tài khoản ký quỹ đúng quy định của pháp luật khi khách hàng ký quỹ đủ số tiền theo thỏa thuận với NHCV. Trường hợp ký quỹ bằng tài sản khác thì trước khi phong tỏa NHCV phải thực hiện kiểm, đếm, thẩm định tài sản theo quy định của NHCT.

Trích tiền ký quỹ từ tài khoản phong tỏa hoặc xử lý tài sản ký quỹ trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng ( nếu có ) để thu hồi nợ trong các trường hợp sau :

Khi đến thực hiện nghĩa vụ thuộc pham vi ký quỹ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với NHCV.

nghĩa vụ theo thỏa thuận, vi phạm hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Khách hàng vay là pháp nhân được tổ chức lại ( cổ phần hóa, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi…) mà không thực hiện các quy định tại điều 23 văn bản này.

Hoản trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền mà bên ký quỹ đã thanh toán cho NHCV để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ( nếu có phát sinh ) khi chấm dứt ký quỹ.

2.2.1.5.Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

NHCT chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện cho vay không có BĐTS.

Điều kiện cho vay, mực cho vay và thẩm quyền quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản được quy định tại các văn bản quy định cho vay hiện hành của NHCT.

Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trinh kinh tế trọng điểm của Nhà Nước, chương trinh kinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ hoặc Thủ Tướng Chính Phủ, NHCT thực hiện theo các quy định cho vay và hướng dẫn hiện hành của NHCT.

2.2.2.Thực trạng bảo đảm tiền vay tại NHCT chi nhánh Ba Đình

Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một vấn đề, một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ là không cần thiết đối với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó của bảo đảm tiền vay VietinBank luôn chủ trương đề cao công tác thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro,

đảm bảo an toàn vốn tín dụng, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng mình. Với đặc điểm là ngân hàng thương mại nhà nước, khách hàng truyền thống của Chi nhánh trong nhiều năm qua là các doanh nghiệp quốc doanh lớn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hình thức bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. Vì vậy những chỉ thị và hướng dẫn của nhà nước, NHCT Việt Nam đã được Chi nhánh quán triệt nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay. Các doanh nghiệp có vốn lớn, là khách hàng lâu năm của Chi nhánh chiếm trên 80% dư nợ

Bảng 2.5.Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

1.Doanh nghiệp 2721 85% 3151 84% 4443 79%

2.Cá nhân 480 15% 583 16% 1217 21%

3.Tổng dư nợ 3201 100% 3734 100% 5660 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010

Qua bảng số liệu ta thấy lượng khách hàng là doanh nghiệp của chi nhánh từ năm 2008-2010 vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, còn khách hàng cá nhân thường là những khách hàng nhỏ lẻ nên để đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng, chi nhánh thường cho vay với điều kiện có TSĐB. Khi chi nhánh áp dụng hình thức cho vay không có TSĐB thì thường là những doanh nghiệp có mối quan hệ thường xuyên uy tín, tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả.

Năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc cơ cấu lại hoạt động của Tập đoàn Vinashin của Chính Phủ, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin gặp rất nhiều khó khăn

đã gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng tại chi nhánh.Lượng khách hàng doanh nghiệp giảm xuống 5% trong khi dư nợ lại tăng 1292 tỷ đồng. Vì vậy để đi đến hợp đồng cho vay, cán bộ tín dụng phải khảo sát doanh nghiệp, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng kinh doanh

Bảng 2.6.Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

1.Dư nợ có TSĐB 1793 56% 2520 68% 4058 72%

2.Dư nợ không TSĐB 1408 44% 1214 32% 1602 28%

3.Tổng dư nợ 3201 100% 3734 100% 5660 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010

Trong giai đoạn năm 2008-2010 thực hiện những quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương Ba Đình đã tích cực có những biện pháp để nhằm nâng cao giá trị TSBĐ trên tổng dư nợ của mỗi khách hàng và giảm thiểu tối đa rủi ro đối với hoạt động cho vay, từng bước nâng cao tỉ lệ dư nợ và số món vay có TSBĐ.

Dư nợ có TSBĐ tại ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng lên trong giai đoạn năm 2008-2010, tăng từ 56% năm 2008 lên 68% năm 2009 và 72% năm 2010. Còn dư nợ không có TSĐB thì hình thức tín chấp chiếm tỉ trọng lớn của chi nhánh, điều này xuất phát từ đặc thù của ngân hàng thương mại Nhà Nước hoạt động trên địa bàn chiến lược có nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, nhiều

khách hàng truyền thống được nhà nước bảo trợ. Trong tổng giá trị các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm của chi nhánh trong các năm 2010 thì gần như toàn bộ là cho vay hộ gia đình và các doanh nghiệp Nhà Nước. Cùng với xu hướng tăng lên của các khoản vay bảo đảm bằng tài sản thì chất lượng tiền vay của chi nhánh đã có bước cải thiện đáng kể. Đây cũng chính là kết quả của chính sách khách hàng hợp lí và nỗ lực của ngân hàng trong việc chú trọng nâng cao tỉ lệ dư nợ có TSĐB, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

Hợp đồng bảo đảm hình thành trong tương lai là một giao dịch được sử dụng nhiều trong hoạt động cho vay của ngân hàng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vồn hoặc các doanh nghiệp cần vay vốn trên cơ sở những TSBĐ hạn chế. Kể từ sau khi Luật Công Chứng năm 2006 được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 ngân hàng gặp khó khăn với công việc công chứng các hợp đồng bảo đảm với tài sản hình thành trong tương lai. Theo quan điểm của các công chứng viên thì đối tượng của hợp đồng giao dịch phải là “có thật” nhiệm vụ được bảo đảm là “có thật” và “phải được xác định cụ thể” do vậy không thể công chứng với các hợp đồng giao dịch bảo đảm với các TSBĐ chưa hình thành rõ ràng chưa “có thật” gây khó khăn trong công việc công chứng giao dịch bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng này của ngân hàng.Vì vậy, ngân hàng không ngừng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm cho vay theo chỉ tiêu hình thức bảo đảm tài sản và chủng loại TSBĐ.

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1.Nhà đất 60% 65% 69%

2.Phương tiện vận tải 21% 20% 17%

3.Máy móc thiết bị 15% 12% 11%

4.Loại khác( hàng hóa…) 4% 3% 3%

5.Tổng dư nợ 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010

Trong hình thức thế chấp thì chủ yếu Chi Nhánh nhận bất động sản (nhà đất) làm tài sản thế chấp, tiếp đó là đến phương tiện vận tải, máy móc thiết bị. Cụ thể là, TSBĐ được nhận dưới hình thức thế chấp chiếm tỉ lệ rất cao trong đó bất động sản chiếm đến 60%-70% còn lại là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị. Nguyên nhân là do phương tiện vận tải, máy móc thiết bị có nhiều hạn chế khi nhận làm đảm bảo như nhanh bị hao mòn và giá trị giảm nhanh, khi thanh lý Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn như về mặt công nghệ, kỹ thuật, vận chuyển để đem bán và khi bán thường khó có thể thu hồi đủ giá trị như khi định giá, dẫn đến khó khăn cho vấn đề thu nợ của ngân hàng. Trong khi đó đối với bất động sản Chi nhánh thường định giá thấp hơn giá trị thị trường, loại tài sản này lại không bị hao mòn, mất giá trị, vì thế nếu trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ, ngân hàng sẽ dễ xử lý thu hồi nợ. Chính vì vậy, VietinBank thường nhận đảm bảo bằng bất động sản.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w