Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 132 - 133)

B. NỘI DUNG

3.4.2. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng

Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại địa bàn hai trường đã chọn:

* Ngày dạy: 11/4/2011 và ngày 12/4/2011 (Tại trường THPT Lương

Phú); ngày 13/4/2011 và 14/4/2011 (Tại trường THPT Gang Thép).

* Tiết dạy: tiết 1, 2, 3,4 (sáng 11/4/2011) và tiết 2, 3 (sáng 12/4/2011)

tại trường THPT Lương Phú; tiết 1, 2, 3,4 (sáng 13/4/2011) và tiết 2, 3 (sáng 14/4/2011) tại trường THPT Gang Thép. Sau những tiết dạy thực nghiệm, dạy đối chứng, GV tiến hành kiểm tra (45 phút) ở các lớp.

* Lớp dạy: 12a1 (Chuẩn), 12a7(Nâng cao) [Dạy thực nghiệm]; 12a2 (Chuẩn), 12a9 (Nâng cao) [Dạy đối chứng] của trường THPT Lương Phú; lớp 12a3, (Chuẩn), 12a10 (Nâng cao) [Dạy thực nghiệm], 12a4 (Chuẩn), 12a9 (Nâng cao) [Dạy đối chứng] của trường THPT Gang Thép.

Người dạy: Nguyễn Thị Sâm (dạy thực nghiệm), Dương Thị Xuân ( dạy đối chứng)

* Ngƣời dự giờ:

- Trường THPT Lương Phú: Bùi Phùng Dương, Nguyễn Thị Mai Quyên, Nguyễn Hoàng Phúc.

- Trường THPT Gang Thép: Trần Thị Vân Nguyệt, Nguyễn Thu Hường, Đào Thị Huyền.

* Nhận xét giờ dạy:

- Người dạy tự đánh giá:

+ Về nội dung: Cả giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng đều đảm bảo nội dung kiến thức yêu cầu, có mở rộng vấn đề phân tích.Tuy nhiên ở giáo án thực nghiệm, hệ thống biểu tượng nghệ thuật biểu đạt nội dung tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tưởng và hình thức nghệ thuật đã được nhấn mạnh, khắc sâu được kiến thức cho HS.

+ Về phương pháp: Câu hỏi ở cả giáo án đối chứng và giáo án thực nghiệm đều phù hợp. Khi dạy hai giáo án này, GV đều có cơ hội vận dụng kết hợp những phương pháp khác nhau trong một tiết đọc hiểu TPVC. Tuy nhiên, ở giáo án thực nghiệm, tôi nhận thấy có ưu điểm hơn. Khi GV lưu ý đến hệ thống biểu tuợng trong bài thơ và đặt câu hỏi, dẫn dắt, hướng dẫn HS phân tích, bình theo hệ thống biểu tượng ấy, HS tham gia tích cực hơn trong hoạt động học và nắm bài cũng nhanh hơn.

+ Về thời gian: Phù hợp (45 phút với lớp học theo chương trình chuẩn và 90 phút với lớp học theo chương trình nâng cao)

- Người dự giờ đánh giá:

+ Về nội dung: Hai giáo án đều đảm bảo nội dung kiến thức yêu cầu, có nâng cao, mở rộng vấn đề. Giáo án thực nghiệm đã khắc sâu được hệ thống biểu tượng mà tác giả sử dụng linh hoạt, sáng tạo trong bài thơ để khắc họa hình tượng khách thể trữ tình và thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

+ Về phương pháp: Câu hỏi ở cả giáo án đối chứng và giáo án thực nghiệm đều phù hợp. GV vận dụng kết hợp những phương pháp khác nhau trong một tiết đọc hiểu TPVC. Tuy nhiên, giáo án thực nghiệm có ưu điểm hơn. Khi GV lưu ý đến hệ thống biểu tượng trong bài thơ và đặt hỏi, dẫn dắt, hướng dẫn HS , HS chủ động, tích cực và phát huy được khả năng tư duy sáng tạo. Tranh ảnh minh hoạ, các phương tiện hỗ trợ lôi cuốn được sự hứng thú cho HS.

+ Về thời gian: Phân bố thời gian hợp lí.

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)