Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc-hiểu bài thơ

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 50 - 52)

B. NỘI DUNG

1.2.4.Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc-hiểu bài thơ

của học sinh ( Xét hoạt động đọc là chính)

Tên trường THPT Tổng số HS

Khi soạn bài Trong giờ học Khi về nhà học bài

Không đọc Đọc qua Đọc 1- 2 lần Không đọc Đọc đầu Đọc cuối câu Đọc qua Không đọc Đọc thuộc Lương Phú 90 17 17 56 9 72 9 25 9 56 Gang Thép 90 17 15 58 11 72 7 25 15 48

1.2.4. Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” “Đàn ghi ta của Lor-ca”

Với bài thơ: Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, một số sách tham khảo đã đưa ra cách cảm nhận và phương hướng tiếp cận như sau:

Cuốn sách “Kĩ năng đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 12” của tác giả Nguyễn Kim Phong chủ biên, NXB Giáo dục (2009) đã hướng dẫn cách tiếp cận, đọc hiểu bài thơ này. Cụ thể là:

- Gợi dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm [Chú ý tới kiểu tư duy trong phong cách thơ Thanh Thảo, xuất xứ, cảm hứng sáng tác, thể loại thơ ( Phân biệt thơ tự do với thơ Đường luật) của tác phẩm].

- Gợi dẫn đọc hiểu bài thơ:

+ Nhấn mạnh cách đọc diễn cảm.

+ Tìm hiểu bài thơ qua cấu trúc, hình tượng Lor-ca, Tiếng đàn của Lor- ca và tính nhạc của bài thơ.

Sách “Thiết kế bài học Ngữ văn 12” tập I của GS. Phan Trọng Luận chủ biên, NXB Giáo dục( 2009) cũng hướng dẫn khá cụ thể về hướng tiếp cận bài thơ này. Trong phần hướng dẫn, tác giả đã lưu ý những vấn đề sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Loại thơ hiện đại viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực, tác giả Thanh Thảo giới thiệu trong phần Tiểu dẫn.

- Phần đọc hiểu, tác giả lưu ý đến nhan đề, lời đề từ, bố cục của bài thơ (Chia làm 4 đoạn: 6 dòng đầu: Hình tượng người “kỵ sĩ văn chương” cô độc; 12 dòng tiếp: Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “ máu chảy”; 4 dòng tiếp theo: Những tiếng đàn không được tiếp tục; 9 dòng cuối: Suy tư về sự ra đi của Lor-ca)

Như vậy là tác giả cũng chú ý tới hình tượng Lor-ca, tiếng đàn của Lor- ca như tác giả Nguyễn Kim Phong, nhưng cái khác trong cuốn sách này là đã lưu ý đến nhan đề, lời đề từ của bài thơ.

Hưởng ứng cuộc thi viết sách bài tập và sách tham khảo dựa theo chương trình mới Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đọc đã được biết đến cuốn sách tham khảo Thiết

kế dạy học Ngữ văn 12 (Phần văn học- Nâng cao) của TS. Hoàng Hữu Bội.

Trong cuốn sách này, tác giả đã hướng dẫn cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo theo đặc trưng loại thể. Tiến trình dạy học bài thơ được tác giả hướng dẫn qua ba bước như sau:

- Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với văn bản, tác giả (cách đọc văn bản, tìm hiểu cấu trúc văn bản, xuất xứ bài thơ, phong cách thơ Thanh Thảo)

-Bước 2: Tìm hiểu hình tượng Lor-ca (Lor-ca ở ngoài đời; Lor-ca qua phần giới thiệu của Thanh Thảo, Lor-ca bị bọn phát xít sát hại)

- Bước 3: Tìm hiểu niềm xót thương Lor-ca của nhà thơ

Theo cách hướng dẫn của TS. Hoàng Hữu Bội, chúng ta thấy được hình tượng Lor-ca hiện lên là một nghệ sĩ tài năng,nhân cách, nhưng bất hạnh. Đặc biệt, khi hướng dẫn cách đọc - hiểu bài thơ tác giả đã chú ý đến thái độ, tình cảm của Thanh Thảo dành cho Lor-ca- cảm súc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Đó là đặc trưng tiêu biểu của thơ trữ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sách “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập 1” (Nâng cao) của Nguyễn Hải Châu chủ biên và (sách chuẩn) của hai tác giả Nguyễn Khắc Đàm và Nguyễn Lê Huân, khi hướng dẫn dạy học bài thơ này đã lưu ý những vấn đề sau:

- Hướng dẫn tìm hiểu chung (tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo, nghệ sĩ Lor-ca, bố cục và chủ đề bài thơ)

- Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản (Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca; Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của lor-ca)

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 50 - 52)