Định hướng dạy đọchiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 40 - 44)

B. NỘI DUNG

1.2.1.Định hướng dạy đọchiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

Thảo) trong hai bộ sách giáo khoa cơ bản và nâng cao lớp 12

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là nhằm mục đích hướng học sinh tới khả năng tự học. Mục đích của dạy học Ngữ văn nói cũng vậy. Văn chương không những được nhìn nhận từ bản chất thẩm mỹ mà còn được xem xét trong bản chất văn hoá, không những bồi dưỡng kiến thức mà còn giúp học sinh có thể vận dụng vào đời sống. Vì thế khi học sinh có khả năng tự học thì sẽ tự biết vận dụng kiến thức của mình vào đời sống thực tế của chính mình. Mỗi một văn bản văn học lại có thể cung cấp cho học sinh những bài học, những kinh nghiệm cuộc sống khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi tập trung vào văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

* Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu thực tiễn hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi - ta của Lor - ca (Thanh Thảo), cụ thể là việc hướng dẫn của giáo viên khi dạy và việc cảm thụ cũng như quá trình tự học của học sinh với văn bản này.

Từ đó tìm ra giải pháp để phát huy những điều đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn vướng mắc, tìm ra hướng khám phá mới trong việc hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ của Thanh Thảo.

Đàn ghi ta của lor-ca (Thanh Thảo) là một tác phẩm mới được đưa

vào chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 12, giảng dạy vào tuần 14 (Cơ bản) học kì 1 với thời lượng 1 tiết và giảng dạy vào tuần 8 (Nâng cao) học kì 1 với thời lượng 2 tiết, thời gian khá bó hẹp (Cơ bản) và thời gian không nhiều (Nâng cao), bởi vậy cần phải tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp.

* Nội dung khảo sát:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thực tế hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi - ta của Lor - ca

(Thanh Thảo) trong SGK và SGV, sách bài tập, một vài tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 THPT.

+ Việc tiếp nhận văn bản Đàn ghi - ta của Lor-ca (Thanh Thảo) theo hướng dẫn đọc - hiểu của sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 12 THPT.

* Địa bàn khảo sát:

Chúng tôi tiến hành khảo sát một số giờ hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ

Đàn ghi - ta của Lor - ca (Thanh Thảo) ở trường THPT Lương Phú và trường

THPT Gang Thép thuộc tỉnh Thái Nguyên.

1.2.1.1. Khảo sát SGK Ngữ văn 12, tập 1, bộ cơ bản và nâng cao.

Ở bộ sách cơ bản:

* Mục tiêu cần đạt: Đã khái quát được những nội dung và nghệ thuật cơ

bản cần nắm bắt khi dạy học bài thơ (thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trước cái chết bi thảm của Lor-ca và sự ngưỡng mộ trước người nghệ sĩ đa tài, nhân cách cao cả qua hình thức độc đáo: Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ, sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh, mới mẻ về ngôn từ).

* Phần tiểu dẫn: Đã giới thiệu những nét cơ bản và tiêu biểu nhất về tác

giả Thanh Thảo cùng phong cách thơ ông , xuất xứ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”.

* Phần hướng dẫn học bài: Có ba câu hỏi, tương đối phù hợp với mục

tiêu cần đạt, hướng dẫn chú ý vào những hình ảnh cụ thể để làm rõ cảm xúc của nhà thơ.

* Phần luyện tập: Câu hỏi gợi mở, giúp học sinh trau dồi, kiểm tra kiến

thức, rèn luyện trí tưởng tượng, khả năng viết và khả năng thuyết trình. Đây cũng là một khâu cần thiết để nâng cao trình độ, hiểu biết và khắc sâu kiến thức về bài thơ cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở bộ sách nâng cao:

* Mục tiêu cần đạt: Đã hướng học sinh tới những nội dung và nghệ

thuật đặc sắc khi dạy bài thơ (Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca qua sự ngưỡng mộ, đồng cảm và tiếc thương sâu sắc của tác giả và hiểu được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu chất tượng trưng,…)

* Phần tiểu dẫn: Đã giới thiệu những nét khái quát về tác giả Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thảo, tác phẩm chính của ông, nội dung chính trong sáng tác của Thanh Thảo.

* Phần hướng dẫn học bài: Gồm 5 câu hỏi, phù hợp với mục tiêu cần

đạt, đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh học theo chương trình nâng cao. Câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh chú ý tìm kiếm những yếu tố, những chi tiết thể hiện hình tượng Lor-ca và cảm xúc của nhà thơ.

* Phần bài tập nâng cao: Câu hỏi gợi mở, giúp học sinh phát huy được

khả năng văn chương, đồng thời rèn luyện kỹ năng viết văn và trình bày vấn đề của học sinh. Phần bài tập này là rất cần thiết,vừa nâng cao trình đô, hiểu biết vừa khắc sâu kiến thức về bài thơ cho học sinh.

* Phần tri thức đọc - hiểu: Cung cấp kiến thức lí luận về thơ tự do

(phân biệt hình thức thơ tự do với thơ cách luật). Đây là một phần kiến thưqcs khá quan trọng, giúp ích rất nhiều cho học sinh học chương trình nâng cao.

1.2.1.2. Khảo sát sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, bộ cơ bản và nâng cao

Ở bộ sách cơ bản:

Sách đã đưa ra những định hướng cho giáo viên, cụ thể là:

Về phần mục tiêu bài học: Sách đưa ra hai mục tiêu cơ bản khá toàn diện Về những điều cần lưu ý:

- Phần nội dung: Sách đưa ra những đặc điểm của bài học (2 đặc điểm:

Về nội dung và hình thức) và chỉ ra trọng tâm (2 ý) giúp giáo viên đi đúng hướng trong giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phần phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học:

+ Phần phương pháp đã hướng giáo viên đến những điểm cần lưu ý khi dạy bài thơ này. Đó là vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để giúp học sinh có thể chủ động tiép cận văn bản, khám phá nội dung trữ tình phong phú, sâu sắc qua hình thức nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điểm tích cực trong phần này là đưa ra tri thức bổ trợ về thơ hiện đại dòng tượng trưng, siêu thực, giúp GV trang bị cho HS khi dạy học bài thơ của Thanh Thảo.

+ Phần tiến trình tổ chức dạy học, sách đã hướng dẫn hai phần nhỏ khá cụ thể, chi tiết là Tiểu đẫn và Hướng dẫn học bài, giúp GV có cơ sở và định hướng đúng khi dạy bài thơ.

- Phần kiểm tra đánh giá, gợi ý giải bài tập: Giúp học sinh củng cố

được kiến thức, giúp giáo viên kiểm tra được mức độ nắm bài của học sinh.

Ở bộ sách nâng cao:

Sách đã đưa ra những định hướng cũng khá cụ thể cho giáo viên:

Về mục tiêu bài học: Sách đưa ra hai mục tiêu, giúp học sinh nắm được

vẻ đẹp của người nghệ sĩ Lor-ca, tấm lòng đồng cảm, thương tiếc của Thanh Thảo và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Về những điều cần lưu ý:

- Phần nội dung: Sách lưu ý giáo viên những điểm chính về tác giả Thanh Thảo và đối tượng nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo, phong cách nghệ thuật thơ ông.

- Phần phương pháp: Hướng giáo viên tới việc dạy bài thơ này bằng phương pháp kết hợp đọc diễn cảm với việc cho học sinh xem hình chiếu về khung cảnh văn hoá đặc trưng của Tây Ban Nha, nghe băng hoặc hát bài hát về cây đàn ghi ta cua Gar-xi-a Lor-ca…để học sinh cảm nhận được nhạc tính cùng khả năng liên tưởng đặc biệt phóng túng trong sáng tạo thi ca mà Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thảo thể hiện trong thi phẩm này. Đó là một định hướng khá cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao.

Về phần tiến trình tổ chức dạy học: Hướng dẫn trả lời khá cụ thể những

câu hỏi theo SGK, giúp giáo viên trang bị kiến thức cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phần hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao: Cụ thể, phù hợp với

yêu cầu của câu hỏi.

1.2.1.3. Khảo sát sách Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, bộ cơ bản và nâng cao

* Ở bộ sách cơ bản:

Phần bài tập: Ba câu hỏi đưa ra nhìn chung đã tập trung vào việc phát

huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của HS.

Phần gợi ý làm bài: Rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi.

* Ở bộ sách nâng cao:

Phần bài tập: Sáu câu hỏi đưa ra phù hợp với đối tượng HS nâng cao,

vừa khắc sâu kiến thức, vừa nâng cao khả năng sáng tạo của HS trong cảm nhận văn chương.

Phần gợi ý giải bài tập: Rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi.

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 40 - 44)