Một số đề nghị của các em học sinh và nhận thức của giáo viên

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 53 - 162)

B. NỘI DUNG

1.2.6.Một số đề nghị của các em học sinh và nhận thức của giáo viên

hướng dạy học văn hiện tại

* Mốt số đề nghị của các em:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc trưng về thể loại cần được các thầy cô giảng giải kĩ hơn nữa. - Muốn được nắm kỹ văn bản ở trên lớp.

- Muốn thầy cô có phương pháp hướng dẫn dễ hiểu và sâu sắc hơn, đặc biệt là đối với những bài thơ hay nhưng khó như Đàn ghi - ta của Lor - ca

(Thanh Thảo).

- Muốn được tham gia phát biểu ý kiến của bản thân mình.

* Nhận thức của giáo viên về hƣớng dạy học văn hiện tại:

Do điều kiện chủ quan và khách quan nên việc khảo sát của chúng tôi

chưa được tiến hành thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Địa bàn khảo sát chỉ thu hẹp ở một số trường THPT trong tỉnh Thái Nguyên. Nội dung, cách thức khảo sát chưa thật phong phú, vì vậy kết quả khảo sát chưa phải là toàn bộ tình hình hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản Đàn ghi - ta của Lor - ca (Thanh Thảo) ở trường THPT hiện nay. Tuy vậy, đó cũng là căn cứ xác thực nhất giúp chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cấp bách đang đặt ra cho việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy đọc - hiểu TPVC nói riêng, đó là:

- Cần phải làm gì để khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh trước những giờ đọc văn?

- Trong giờ hướng dẫn đọc- hiểu văn bản văn chương, GV và HS tiến hành những hoạt động gì?

- Làm thế nào để sau mỗi giờ đọc - hiểu, kiến thức của bài học sẽ đọng lại trong HS ấn tượng sâu sắc?

2.2 Tiếp thu, bổ sung nội dung thiết kế dạy học đọc hiểu theo hƣớng khai thác biểu tƣợng nghệ thuật

Qua khảo sát SGK, SGV, STK cũng như thực tế GV hướng dẫn HS đọc hiểu Đàn ghi - ta của Lor - ca, quá trình đọc- hiểu bài thơ này của HS, chúng tôi nhận thấy: Các sách hướng dẫn đã đáp ứng được yêu cầu khi định hướng đọc- hiểu bài thơ Đàn ghi - ta của Lor - ca và thực tế GV đã thực hiện hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dẫn có hiệu quả. Song, như chúng ta đã nhận định, đây là một bài thơ hay nhưng khó dạy và khó học nên việc hướng dẫn dạy học của GV cũng như tiếp nhận bài thơ của HS vẫn còn rất nhiều lúng túng. Trên tinh thần tiếp thu những hướng dẫn mà các sách đưa ra, chúng tôi đã tìm ra một hướng đi mới trong việc hướng dẫn đọc - hiểu thi phẩm này. Ở bài thơ, Thanh Thảo đã sử dụng linh hoạt, sáng tạo một hệ thống biểu tượng nghệ thuật mà thông qua hệ thống các biểu tượng ấy, người đọc dễ dàng khám phá nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Theo hướng này, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho việc hướng dẫn đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại, đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại mang màu sắc tượng trưng, siêu thực.

Những vấn đề đặt ra trên đây, chúng tôi sẽ tiến hành giải quyết trong chương sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

CÁCH THỨC HƢỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ

“ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA” (THANH THẢO)

2.1. Vận dụng hoạt động đọc - hiểu trong quá trình dạy học bài thơ Đàn

ghi ta của Lor-ca

2.1.1. Trang bị tri thức đọc - hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca cho học sinh

Tạo hứng thú cho HS trong học tập là điều cần thiết đối với bất kì môn học nào chứ không phải chỉ riêng môn văn. Khi đổi mới chương trình SGK, bộ sách Ngữ văn 12 có bổ sung rất nhiều những tác phẩm văn chương giai đoạn đổi mới như: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Chiếc thuyền ngoài xa

(Nguyễn Minh Châu), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)… Chúng ta thấy, quá trình đón nhận những tác phẩm đó ở người dạy và cả người học cũng thật nhiều cung bậc, từ dè dặt đến hào hứng, thách thức đến say sưa. Song đây cũng là những thách thức với cả hai phía, nhất là không ít người dạy học văn đã quen với kiểu tư duy văn học thời chiến…Người dạy và người học từng thắc mắc khá nhiều xung quanh những tác phẩm mới. Đối với Một người Hà Nội, người dạy văn băn khoăn về tiêu chí đánh giá nhân vật bà Hiền. “Nên đánh giá theo kiểu nào để không mâu thuẫn với một thời ta nhìn nhận về nhân vật Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao? Với tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, người học nói rằng bài thơ chỉ là một bài ca bi tráng về một trái tim chính nghĩa bị tử thương?” Cho đến nay, ta nhận thấy, ít nhất những tác phẩm văn xuôi đã tìm được tiếng nói chung, nhưng riêng Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) vẫn là một bài toán gây nhiều tranh cãi.

Trước hết, bài thơ chính là một bài ca bi tráng về Gai-xi-a Lor-ca, nhà thơ Tây Ban Nha, có ý nghĩa giáo dục rất cần thiết giữa thời đại mà người ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tâm và đôi khi cổ vũ nhầm tưởng rằng những cái đời thường, bé mọn, khuất lấp của con người mới là giá trị của sự sống khiến cuộc sống đang thực sự thiếu đi những hình tượng chính nghĩa. Nhưng cái khó là bài thơ có cách biểu đạt không đơn giản. Bởi thế, cái khó của người dạy không phải chỉ ở chỗ đối diện với một thứ thơ phi tuyến tính, mà chính là ở việc làm thế nào chuyển tải cho học sinh một cách thuyết phục. Không phải cứ thuyết giảng cho học sinh một cách hào hứng, bát ngát về chất chính nghĩa của hình ảnh rồi áp đặt lên học sinh. Học sinh bây giờ thích tìm hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, đành rằng văn thơ nói riêng và kiến thức nói chung có những cái không thể cắt nghĩa một cách rạch ròi. Song bất kể tác phẩm nào dẫu bất định đến mấy trong cảm xúc và sự thể hiện thì chiều sâu của nó vẫn phải là một liên kết bền vững có đầy đủ lí do. Bởi vậy, khi đến với một tác phẩm văn chương, bao giờ chúng ta cũng cố gắng tìm đến một cách tiếp cận tốt nhất, dễ dạy và dễ học nhất. Với bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, chúng ta nên định hướng cho HS chuẩn bị bài như thế nào để có một cách tiếp cận tốt nhất? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải dặn dò HS chuẩn bị kiến thức giúp HS đọc - hiểu được những yếu tố liên quan, chi phối tới bài thơ như: Phong cách thơ Thanh Thảo, cội nguồn

cảm hứng của bài thơ- nhân vật Lor-ca; yếu tố tượng trưng, siêu thực. GV

dặn HS chuẩn bị kiến thức theo nội dung đặt ra hoặc đưa những câu hỏi cụ thể, ví dụ như: Giới thiệu vài nét về Thanh Thảo và sáng tác của ông? Phong cách thơ Thanh Thảo? Nguồn cảm hứng để Thanh thảo viết nên bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca? Em có hiểu biết gì về khuynh hướng thơ tượng trưng và thơ siêu thực?

Muốn hiểu được một TPVC, trước hết HS cần phải biết tác phẩm đó là của ai. Do vậy, trước khi hiểu Đàn ghi ta của Lor-ca, HS phải nắm được những nét chính về tác giả Thanh Thảo. Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thảo tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam. Từ sau 1975, Thanh Thảo chuyên hoạt động văn nghệ. Năm 1979, Thanh Thảo được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1996, ông nhận giải thưởng của Hội đồng văn học quốc phòng an ninh. Năm 2001, ông được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam và chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.

Tại sao HS phải nắm được phong cách thơ của nhà thơ Thanh Thảo? Bởi vì phong cách thơ chi phối tới sự sáng tạo cụ thể của bài thơ. Thanh Thảo là nhà thơ tạo cho mình được cái hồn riêng. Thanh Thảo đến với công chúng bằng những bài thơ, những trường ca đi tìm “những gương mặt” “lấp lánh chất người”, đi tìm những nghĩa khí và trung thực như còn kết đọng đâu đây

Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông

ru bich (1985)… Thế nhưng, bản thân Thanh Thảo lại gây tiếng vang bằng

những đột phá về cách thể hiện thơ.

Đọc thơ Thanh Thảo, chúng ta nhận thấy, thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Ông được coi là một trong số không nhiều những cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng túng, xoá những khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường và đề xuất một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

Yếu tố tiếp theo có liên quan tới bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca chính là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khối vuông ru-bic (1985). Tập thơ nói nhiều đến những tâm gương chính

nghĩa. Và nhân vật Lor-ca, một người anh hùng đơn độc đấu tranh không mệt mỏi cho tự do, dân chủ chống lại nền độc tài; một nhà thơ luôn khát khao cách tân nghệ thuật mong đổi thay một nền nghệ thuật đã quá già nua của Tây Ban Nha đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Thanh thảo sáng tạo bài thơ này. Ở đây, cần cho HS thấy được Thanh Thảo tìm được niềm đồng cảm với Lor-ca trên cả hai tư cách: Tư cách con người công dân và tư cách nghệ sĩ. Với tư cách công dân, Lor-ca là biểu tượng cho chính nghĩa, đấu tranh chống lại nền độc tài phát xít Frăng-cô (Kiểu con người này luôn là nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo). Với tư cách nghệ sĩ, Lor-ca là một tài năng thơ ca, luôn khao khát cách tân nghệ thuật. Thanh Thảo đã gửi gắm tiếng nói tri âm của một nhà thơ Việt Nam trong những năm đổi mới. Thanh Thảo nhận thấy, Lor-ca không chỉ là biểu tượng của cái đẹp mà còn là một hiện thân bi xót cho cái đẹp đơn độc bị chà đạp giữa cuộc đời. Song cũng phải thấy từ Lor-ca của nền thơ ca Tây Ban Nha đến một Lor-ca của Thanh Thảo là một quá trình sáng tạo.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Vì vậy, trước khi tiếp cận bài thơ, chúng ta nên cho HS nắm vài nét khái lược

về thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực . (Phần này GV

có thể tập hợp tài liệu phô tô cung cấp cho HS hoặc giới thiệu tài liệu để HS tìm đọc)

Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004) thì Chủ nghĩa tượng trưng yêu cầu thơ trước hết phải có nhạc tính. Quan niệm tượng trưng như là hình tượng có khả năng không chỉ biểu đạt những sự tương hợp của khách thể và hiện tượng, mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trước hết có khả năng truyền đạt nội dung thể hiện của ý thức, do vậy ở các tác phẩm của những người theo trường phái này, biểu tượng vật thể thực được đan bện chặt với các thủ pháp gây ấn tượng. Lối sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng với tính liên tưởng, lời nói bóng gió, với vai trò đặc biệt của văn

cảnh- đã góp phần cách tân và mở rộng ý thức nghệ thuật” (Tr. 110). Còn

Chủ nghĩa siêu thực chủ trương giải toả cái “tôi” của con người khỏi sự

trói buộc của chủ nghĩa duy vật, của lo-gic, của lí trí, của đạo đức, của mĩ học truyền thống,…Theo họ, chân lí đích thực của thực tại là nằm ở khu vực vô thức và nghệ thuật cần phải đưa chúng ra, thể hiện chúng vào tác phẩm(…) Trong thơ, mô hình xuất phát của mội hoạt động sáng tạo là viết tự động- tức là tốc kí lấy những từ, những mâu thuẫn lời nói, những hình ảnh ám

ảnh(…) vừa xuất hiện trong đầu óc” (Tr.101)

Thơ hiện đại thế giới dòng tượng trưng và siêu thực là một trào lưu nghệ thuật ra đời những năm 20 của thế kỉ XIX ở Pháp với những người khởi xướng và dán nhãn hiệu cho nó là Guy-ôm A-pô-li-ne nhưng linh hồn của trào lưu nghệ thuật này lại là Ăng-đrê Brơ-tông. Nhờ sự cổ vũ nhiệt tình của Ăng- đrê Brơ-tông, phương pháp siêu thực đã thu hút nhiều cầm bút trẻ lúc bấy giờ và nhanh chóng biến thành một trào lưu mạnh mẽ với những cái tên như: Giăng Cốc-tô, Pôn Clô-đen, Pôn Va-lê-ry, Sac-lơ Bô-đơ-le, Ble-zơ Xăng-đơ- ra, Pie Giăng Giu-vơ, Pôn Ê-luy-a…

Tin rằng nghệ thuật cổ điển và lãng mạn đã cầm tù con người khá lâu trong sự kiểm soát chặt chẽ của lí trí, khiến họ tự hạn chế mình trong những lề thói rập khuôn của ngôn ngữ sáo mòn, Brơ-tông kêu gọi thế hệ thi nhân đương thời đập vỡ bức tường chắn giữa con người với phần vô thức, tác hợp, pha trộn mộng với thực để giành lại quyền lực của tri năng sáng tạo. Các nhà siêu thực nhấn mạnh đến lối viết tự động, cổ vũ liên tưởng tự do và thừa nhận có sự tham gia của vô thức trong quá trình sáng tạo. Các nhà siêu thực cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rằng, sự trộn lẫn mơ với thực trong đời sống cảm nhận và tri giác của con người đã là một thực tế. Thực tế ấy Brơ-tông gọi là siêu thực và định nghĩa: Siêu thực là thao tác tự động thuần tuý tâm linh, qua đó, con người diễn tả bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng cách này hay cách khác hoạt động của tư tưởng. Là bài chính tả mà tư tưởng đọc ra, vắng mọi kiểm soát của lí trí và

ở ngoài vòng quan tâm của thẩm mỹ hay đạo đức”. Với quan niệm này, chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa siêu thực đề xuất một cách nhìn cuộc đời không giống những khuôn sáo cũ. Với tinh thần phóng túng của những người sở hữu tự do, các nhà siêu thực giải thể các lối viết trước đó bằng việc tạo ra những hình ảnh độc đáo, không tưởng, sắp đặt những thực thể dường như không có bất cứ một mối liên hệ nào cạnh nhau tạo nên tính phí lí cao độ gay ngạc nhiên đối với người đọc. Tuy vậy, nếu suy ngẫm thật kĩ, người ta sẽ thấy tính phi lí lui dần, nhừng chỗ cho những gì có thể chấp nhận được. Và thực ra, những hành động sáng tác vẻ “ ngược đời” ấy, suy cho cùng lại chứa đựng một sự nỗ lực đáng trọng của các nhà siêu thực, bởi họ muốn phản ánh thực tại ở chiều sâu. Nghệ thuật siêu thực chứ đựng niềm mong mỏi của con người hiện đại, khao khát được thâm nhập sâu vào nội giới của vật thể, do đó nó tích cực khai thác các tiềm năng

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 53 - 162)