Khảo sát giáo án của giáo viên hướng dẫn HS đọc-hiểu “Đàn

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 44 - 50)

B. NỘI DUNG

1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên hướng dẫn HS đọc-hiểu “Đàn

ta của Lor-ca”

Để có cái nhìn toàn diện hơn về việc dạy đọc- hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo án và hoạt động giảng dạy của GV. Chúng tôi đã tập hợp và ghi lại các đề mục, nội dung chính của giáo án. Sau đây là kết quả khảo sát hai giáo án của hai GV dạy hai chương trình học khác nhau. Giáo án 1 của GV dạy chương trình chuẩn, giáo án 2 của GV dạy chương trình nâng cao:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GIÁO ÁN I I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của Thanh Thảo.

- Thấy được nét đặc sắc trong hình thức diễn đạt của bài thơ.

II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Thanh Thảo (SGK) b. Sự nghiệp

-Tác phẩm (SGK) - Đặc điểm thơ:

+ Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

+ Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu vào cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần…

c. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

* Xuất xứ: Rút trong tập “Khối vuông ru- bích”

* Bố cục: 4 phần( Phần 1: Câu 1- 6; Phần 2: Câu 7- 18; Phần 3: Câu 19- 21; Phần 4: Câu 22- 31).

2. Đọc- hiểu chi tiết

a. Hình tƣợng nghệ sĩ Lor-ca

* Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.

- Áo choàng đỏ:

+ Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha.

+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiếng đàn: nhạc cụ âm nhạc, tài năng nghệ thuật của Lor-ca.

- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li-la li-la li-la: Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây ban Nha già cỗi.

* Lor-ca và cái chết oan khuất. - Hình ảnh:

+ Áo choàng bê bết đỏ: gợi cảnh khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Tiếng ghi ta:

. nâu: trầm tĩnh, suy tư. . xanh: thiết tha, hy vọng.

. tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi. . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.

=> Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn của Lor-ca. - Biện pháp nghệ thuật: đối lập, nhân hoá, ẩn dụ,... khắc hoạ ấn tượng về cái chết bi tráng của Lor-ca.

b. Nỗi xót thƣơng và suy tƣ về cuộc giã từ của Lor-ca.

- “không ai chôn cất…cỏ mọc hoang”: nghệ thuật của Lor-ca có sức sống và lưu truyền mãi như “cỏ mọc hoang”; phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới.

- “Giọt nứoc mắt…trong đáy giếng”: sự bất tử của cái đẹp. - Đường chỉ tay đứt: ẩn dụ về định mệng nghiệt ngã.

- Lor-ca bơi trên chiếc ghi ta màu bạc: gợi cõi chết, cõi siêu sinh.

- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: tượng trưng cho sự giã từ của Lor-ca.

=> Thanh thảo bộc lộ tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Tổng kết

* Nội dung:

Tác giả bày tỏ nỗi đau sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor- ca, một nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật

* Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ tự do, không dấu câu. - Sử dụng hình ảnh tượng trưng, siêu thực. - Kết hợp nhạc và thơ.

GIÁO ÁN II I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua sự ngưỡng mộ của Thanh Thảo.

- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Thanh Thảo

- Sinh 1946.

- Quê: Mộ Đức- Quảng Ngãi.

- Là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Thơ ông tiêu biểu cho gương mặt trẻ thời chống Mỹ và có nhiều nỗ lực trong đổi mới thơ Việt Nam.

- Ông nhận giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam 1979 với tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ”.

- Tác phẩm tiêu biểu: SGK

b. Nhà thơ G. Lor-ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở Tây Ban Nha thế kỉ XX.

- Thơ của Lor-ca gắn bó với nguồn mạch của văn hoá dân gian, hồn nhiên phóng khoáng và đầy nhân cách.

- Lor-ca mất 1936.

c. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

* Cảm hứng sáng tác: Cảm hứng về người nghệ sĩ Lor-ca. * Xuất xứ: Rút trong tập “Khối vuông ru- bích”

* Bố cục: 3 phần (Phần 1: 6 câu đầu; Phần 2: tiếp đến “không ai…đáy giếng”; Phần 3: còn lại)

2. Đọc hiểu chi tiết

a. Nhạc tính của bài thơ:

- Chuỗi âm mô phỏng âm thanh.

- Vần và nhịp, láy từ, điệp từ, kết hợp ngẫu hứng từ ngữ. - Lối diễn tấu trong hình thức văn bản.

b. Ngƣời nghệ sĩ tự do Lor-ca:

- Áo choàng đỏ:

+ Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha.

+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

- Tiếng đàn: nhạc cụ âm nhạc, tài năng nghệ thuật của Lor-ca.

- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li-la li-la li-la: Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây ban Nha già cỗi.

c. Cái chết của Lor-ca:

- Hình ảnh:

+ Áo choàng bê bết đỏ: gợi cảnh khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Tiếng ghi ta:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

. nâu: trầm tĩnh, suy tư. . xanh: thiết tha, hy vọng.

. tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi. . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.

=> Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn của Lor-ca. - Biện pháp nghệ thuật: đối lập, nhân hoá, ẩn dụ,... khắc hoạ ấn tượng về cái chết bi tráng của Lor-ca.

d. Nỗi xót thƣơng và suy tƣ về cuộc giã từ của Lor-ca:

- “không ai chôn cất…cỏ mọc hoang”: nghệ thuật của Lor-ca có sức sống và lưu truyền mãi như “cỏ mọc hoang”; phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới.

- “Giọt nứoc mắt…trong đáy giếng”: sự bất tử của cái đẹp. - Đường chỉ tay đứt: ẩn dụ về định mệng nghiệt ngã.

- Lor-ca bơi trên chiếc ghi ta màu bạc: gợi cõi chết, cõi siêu sinh.

- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: tượng trưng cho sự giã từ của Lor-ca.

=> Thanh thảo bộc lộ tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.

3. Tổng kết

* Nội dung:

- Bài thơ là nối đau sâu sắc của tác giả trước cái chết của thiên tài Lor-ca. - Bài thơ là niềm ngưỡng mộ của nhà thơ với một nhà nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật

* Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ tự do, không dấu câu. - Sử dụng hình ảnh tượng trưng, siêu thực. - Kết hợp nhạc và thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.3. Khảo sát thực trạng đọc -hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của học sinh ( Xét hoạt động đọc là chính)

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)