B. NỘI DUNG
3.4.1. Soạn thiết kế thực nghiệm
Sau đây sẽ là thiết kế dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) theo hướng đề tài của luận văn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại, đặc biệt là việc sử dụng sáng tạo hệ thống các biểu tượng nghệ thuật của tác giả.
2. Về kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc- hiểu và phân tích, cảm nhận thơ trữ tình và thơ trữ tình hiện đại viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực.
3. Về thái độ:
Giáo dục lối sống và rèn luyện nhân cách cao đẹp cho học sinh: Sống có lí tưởng và biết yêu, trân trọng những người anh hùng hi sinh cho Tổ quốc quê hương.
II. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
- Dự kiến cách thức tổ chức cho HS đọc- hiểu tác phẩm : Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các kỹ năng đọc- hiểu với phương pháp như gợi mở, phân tích, thảo luận, trả lời câu hỏi…
- Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu liên quan để soạn bài
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: SGK, giáo án (Nếu dạy Giáo án điện tử thì chuẩn bị máy tính, máy chiếu, các trang giáo án điện tử).
2. Học sinh
- Soạn bài, thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn của GV, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. Có thể trình bày thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình chiếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
III. Tiến trình dạy học
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, ôn kiến thức cũ và tạo tâm thế tiếp nhận cho HS (Gắn với kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới)
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật: Học theo góc (HS đã chuẩn bị bài ở nhà theo sở trường, năng lực)
- Thời gian: 7 phút (cơ bản), 10 phút (nâng cao)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hình thức vấn đáp
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh? Nhận xét về kết cấu của bài thơ?
- Gợi ý: Kết cấu của bài thơ dựa trên sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu với con sóng. Mượn những cung bậc của sóng, Xuân Quỳnh gửi gắm những cung bậc của tình yêu.
(Ở chương trình nâng cao, GV có thể kiểm tra câu hỏi trên hoặc câu hỏi: Phân tích hình tượng người bà trong bài thơ “Đò lèn” của Nguyễn Duy?
Gợi ý: Bà ngoại hiện lên trong cảm nhận và hồi ức của đứa cháu ngoại- nhà thơ là một người phụ nữ tần tảo, nghèo khổ, chịu đựng và bươn chải mọi việc, không nề vất vả, không sợ gian nguy đạn bom, cố gồng mình để sống và nuôi đứa cháu nghịch ngợm, hiếu động: mò cua xúc tép ở Đồng Quan, gánh chè xanh Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao trong những đêm đông lạnh. Trong kí ức của của cậu bé, bà hiện lên như bà tiên, bồ tát cứu khổ cứu nạn…)
3. Bài mới:
3.1. Lời vào bài: Có một nhà thơ mà tên tuổi của ông luôn gắn liền với những tác phẩm trường ca, nhưng bạn đọc lại biết nhiều đến ông qua thi phẩm
Đàn ghi ta của Lor-ca. Đó chính là nhà thơ Thanh Thảo. Với bài thơ Đàn ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghệ thuật. Dấu chân ấy in hình những tìm tòi, đổi mới về tư duy thơ và hình thức diễn đạt. Đến với thi phẩm này, các em sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước và con người Tây Ban Nha- một đất nước nổi tiếng ở Tây Âu với những chiếc cối xay gió cổ truyền, tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê vĩ đại và những lễ hội đấu bò tót truyền thống. Tây Ban Nha còn là quê hương của cây đàn ghi ta với những bản nhạc, bài ca bốc lửa hoặc du dương gắn liền cùng tên tuổi của nhà thơ- nhạc sĩ Lor-ca mà cái chết của ông vào năm 1936 đã trở thành một trong những sự kiện bi thảm nhất của lịch sử Tây Ban Nha hiện đại. Bài thơ của Thanh Thảo ra đời cũng nhờ cảm hứng về người nghệ sĩ ấy. Đọc bài thơ, chúng ta nhận thấy sự gặp gỡ, đồng điệu của tấc lòng tri kỉ mà Thanh Thảo đã dành cho Lor-ca.
(Hoặc GV cho HS nghe một đoạn nhạc trong ca khúc “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” và giới thiệu vào bài)
* Hoạt động 2: Tri giác
(Đọc Tiểu dẫn, đọc văn bản thơ, khái quát chủ đề bài thơ)
- Mục tiêu: HS nắm được nét chính về tác giả, tác phẩm, có cảm nhận ban đàu, tổng thể về văn bản
- Phương pháp: Đọc chính xác, đọc diễn cảm, phát vấn, thuyết trình, thảo luận
- Thời gian: 7 phút (cơ bản), 10 phút (nâng cao) 3.2. Dạy học theo các đơn vị kiến thức
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Em hãy đọc phần Tiểu dẫn trong SGK/ 163-164 (Nâng cao tr. 131-132) và nêu những nét chính về tác giả Thanh Thảo?
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê Mộ Đức- Quảng Ngãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HS đọc và trả lời câu hỏi (hoặc HS học nâng cao thuyết trình bằng trang trình chiếu đã chuẩn bị theo nhóm) GV: Nhận xét và chốt lại một số điểm cần lưu ý (HS cơ bản xem SGK, HS học nâng cao có thể ghi) đồng thời cung cấp cho HS thêm một số vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Thanh Thảo, những đóng góp của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
(Ở chương trình nâng cao, phần Tiểu dẫn nói thêm về cảm hứng thường gặp trong thơ Thanh Thảo)
- Bản thân:
+ Từng là người lính tham gia công tác tại chiến trường miền Nam. + Là nhà thơ được công chúng biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Phong cách thơ:
+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Nhà thơ muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở bề sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
+ Thanh Thảo là một trong số những cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới…
+ Ngòi bút thơ Thanh Thảo giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bich
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
GV chuyển: Có thể nói Thanh thảo đã
đóng góp cho nền thơ ca hiện đại một sự nghiệp không nhỏ và luuôn khẳng định được phong cách riêng biệt của mình. Vậy phong cách thơ Thanh Thảo biểu hiện cụ thể như thế nào trong “Đàn ghi ta của Lor-ca”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bài thơ này. GV: Bất cứ một TPVC nào ra đời cũng là thành quả của một nguồn cảm hứng nào đó.
GV: Thanh Thảo đã viết nên “Đàn
ghi ta của Lor-ca” nhờ nguồn cảm hứng nào?
HS trả lời:
GV: Những sáng tạo độc đáo của bài
thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là nhờ vào
Lor-ca sự đồng cảm đồng điệu của nhà thơ Thanh Thảo với Lor-ca. Vậy các em biết gì về người nghệ sĩ ấy? GV: Các em lưu ý phần chú thích 2 trong SGK/ 163 (Nâng cao tr. 131) HS đọc và trả lời:
- Phê-đê-ri-cô Gai-xi-a Lor-ca (1898-
(1985), Từ một đến một trăm (1988)…
2. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
a. Cảm hứng sáng tác và xuất xứ
* Cảm hứng sáng tác:
Bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc đời và số phận của Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha bị bọn phát xít sát hại năm 1936.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1936), là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha và thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu…
- Sống trong thời đại bạo tàn, dưới sự cai tri của chế độ độc tài, phản động Pri-nô-đê Ri-vê-ra, Lor-ca trở thành người nghệ sĩ, chiến sĩ vừa không ngừng đấu tranh chống mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng cho nhân dân vừa khởi xướng, thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật.
- Sự có mặt của Lor-ca đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội nên ông đã bị bọn phát xít sát hại. Cái chết của ông làm dâng lên làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới đối với bè lũ Phrăng-cô (một cách gọi thể chế thân phát xít lúc bấy giờ)
=> Tên tuổi của Lor-ca trở thành biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại. GV: Lor-ca đã trở thành nhân vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khơi nguồn cảm hứng cho nhiều danh sĩ, thi nhân trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta từng biết đến ca khúc
Cây đàn ghi ta của Lor-ca do nhạc sĩ
Trần Thanh Tùng sáng tác. Thêm một lần nữa ta bắt gặp hình ảnh người nghệ sĩ này trong bài thơ của Thanh Thảo (GV chiếu đoạn phim ngắn và giới thiệu thêm về Lor-ca trên nền nhạc dân gian Tây Ban Nha)
GV: Đàn ghi ta của Lor-ca được
Thanh Thảo in trong tập thơ nào?
HS trả lời:
GV: Tổ chức cho HS đọc văn bản. - Đọc thầm, suy nghĩ về giọng đọc của bài thơ (Đoạn 1: giọng trang trọng, ngữ điệu chia sẻ; Đoạn 2: ngắt nhịp ngắn, ngữ điệu lúc cao, lúc trầm, âm hưởng xót xa; Đoạn 3: giọng điệu dàn trải xa xôi.
GV: Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm 1 thảo luận về ý nghĩa nhan đề, nhóm 2 thảo luận về ý nghĩa lời đề từ. Một bài thơ hay là bài thơ hấp dẫn người đọc ngay từ nhan đề. Bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ
như thế. Vậy, nhan đề bài thơ này có
* Xuất xứ: In trong tập “Khối
vuông ru-bích” (1985).
b.Nhan đề và lời đề từ.
* Nhan đề:
+ Sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lor-ca với âm nhạc, đồng thời thể hiện Lor-ca là một nghệ sĩ tài năng + Đàn ghi ta lại là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha (còn có tên gọi khác là Tây Ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ý nghĩa gì?
HS(nhóm 1) thảo luận trả lời:
GV: Ngay dưới tựa đề bài thơ, Thanh Thảo đã mượn một câu thơ trong bài thơ “ Ghi nhớ” của Lor-ca “Khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn” làm
lời đề từ cho thi phẩm của mình. Không phải mọi tác phẩm văn học đều có lời đề từ, nhưng nếu có thì nó giống như một chiếc chìa khoá để mở tác phẩm.
GV: Em hiểu thế nào về ý nghĩa lời
đề từ của bài thơ?
HS(nhóm 2) thảo luận trả lời:
GV: Lời đề từ trong bài thơ này chính là một lời dặn dò, lời di chúc của Lor-ca. Bản thân lời di chúc ấy hàm chứa thật nhiều ý nghĩa. Lor-ca khi sống đã luôn gắn bó, song hành cùng với cây đàn ghi ta và khi chết Lor-ca cũng muốn mình và cây đàn ấy vẫn được kề cận. Điều đó cho thấy một tình yêu say đắm của người nghệ sĩ với nghệ thuật, đồng thời nó còn thể hiện tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha vì đây chính là quê hương sinh ra cây đàn ghi ta.
Cầm) nên nhan đề đó còn bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở trong trái tim người nghệ sĩ Lor-ca.
+ Thể hiện sâu sắc, độc đáo bản sắc, linh hồn văn hoá của đất nước và con người Tây Ban Nha trong cảm quan yêu mến, kính trọng và khâm phục của người Việt.
* Lời đề từ:
+ Tình yêu say đắm và tài năng của người nghệ sĩ với nghệ thuật.
+ Bộc lộ tình yêu tha thiết của Lor- ca với quê hương Tây Ban Nha- cội nguồn sinh ra cây đàn ghi ta.
+ Thể hiện mong muốn của Lor-ca: Thi ca của mình không án ngữ những người đến sau, chôn tiếng đàn là chôn nghệ thuật của mình để tạo ra sự đổi mới không ngừng cho thơ ca. =>Quy luật đích thực của sáng tạo nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lor-ca muốn sống và chết cùng với cây đàn của mình… Cách giãi bày của người nghệ sĩ ấy cũng giống cách Nguyễn Tuân sau này diễn đạt khát vọng được “xê dịch” của mình: “Khi tôi chết hãy thuộc da tôi làm thành
chiếc va li”. Nhưng lời di chúc của
Lor-ca lại có ý nghĩa khác, đúng như TS. Nguyễn Phượng khẳng định: “…
Di chúc của Lor-ca còn có ý nghĩa
sâu xa khác”. Lor-ca không muốn
những người đến sau bị cản trở vì cái bóng của mình trên hành trình nghệ thuật, không muốn những người đến sau vì quá yêu mến cây đàn của ông, nghệ thuật của ông mà lặp lại nó một cách đơn điệu, nhàm chán và không thể sáng tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới. Đó thực sự là tâm nguyện của một người nghệ sĩ đầy lương tâm, trách nhiệm với nghệ thuật.
GV chuyển: Thanh Thảo, nhà thơ
Việt Nam ở thế hệ sau đã đồng cảm với nguyện vọng ấy của Lor-ca, ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc trước nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ ấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà sáng tạo nên “Đàn ghi ta của
Lor-ca” và câu thơ đề từ như một ám
ảnh khơi gợi cảm hứng sáng tác, đồng thời chi phối âm điệu của bài thơ và âm điệu ấy được bộc lộ trong mạch cảm xúc trữ tình qua từng đoạn thơ.
GV: Chủ đề tư tưởng nổi bật trong
bài thơ là gì?
GV: Em hãy phân chia bố cục cho
bài thơ này, khái quát nội dung của từng phần?
HS thảo luận rồi trả lời:
GV: Ở nhiều cuốn sách tham khảo và một số bài báo, các tác giả đã phân chia bố cục bài thơ này. Có tác giả chia thành bốn phần, có tác giả lại chia thành ba phần, hai phần. Căn cứ vào mạch vận động của hình tượng nghệ thuật và cảm xúc trữ tình, chúng ta chia bố cục bài thơ thành ba phần như đã chia.
c. Chủ đề:
- Đồng cảm và ca ngợi Lor-ca, một nghệ sĩ thiên tài, một chiến sĩ dũng cảm
- Niềm tin vào sự bất diệt, vĩnh hằng của nghệ thuật chân chính, của những khát vọng nhân bản, tiến bộ
c. Bố cục: 3 phần
Phần 1: 6 dòng đầu: Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca và khung cảnh chính tri, nghệ thuật Tây Ban Nha.
Phần 2: 16 dòng tiếp: Cái chết của Lor-ca và thái độ của nhà thơ.
Phần 3: 9 dòng còn lại: Suy tư về sự giải thoát và giã từ cuộc sống của Lor-ca.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa, bình giá qua hệ thống biểu tƣợng
- Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp nội dung, hình thức tác phẩm