Đọc hiểu, vấn đề thời sự của nghiên cứu và dạy học văn

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 30 - 38)

B. NỘI DUNG

1.1.2.Đọc hiểu, vấn đề thời sự của nghiên cứu và dạy học văn

1.1.2.1. Khái niệm đọc - hiểu

Đọc hiểu là một hoạt động, đồng thời là mục đích tất yếu của mọi hoạt động đọc. Đối với TPVC, hiểu là mục đích cuối cùng, mục đích cao nhất dù người đọc đến với văn bản bởi bất cứ động cơ nào. Trong dạy học văn, dạy đọc văn là yêu cầu đầu tiên và theo chủ trương của chương trình mới là mục đích cuối cùng. Hoạt động giảng văn trước đây được thay bằng việc tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Cần phải hiểu rằng sự thay đổi này không phải là sự thay thế hoàn toàn những nội nội hàm của phương pháp dạy học truyền thống mà là một sự thay đổi có tính chất kế thừa. Đó là sự đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu thời đại. GS. Trần Đình Sử đã nhận định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Vấn đề đọc - hiểu Văn bản không phải hoàn toàn xa lạ đối với giáo viên văn xưa nay và không thủ tiêu yếu tố giảng văn của người giáo viên. Nó chỉ biến người giảng văn thành người hướng dẫn đọc văn. Nó chỉ tăng cường

vai trò hướng dẫn của Thầy, tạo điều kiện cho học sinh tự học tập” (Môn

văn- thực trạng và giải pháp)

Đọc hiểu là một thuật ngữ không mới đối với giáo dục của nhiều nước trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ với Việt nam. Các nhà khoa học ở một số nước khi nghiên cứu về đọc - hiểu vẫn dùng thuật ngữ “reading comprehension” để gọi tên hoạt động này. Còn ở Việt Nam, cho đến nay, thuật ngữ “đọc hiểu” được sử dụng dưới hình thức understanding- reading, comprehension- reading và reading comprehension. Dưới hình thức Tiếng Việt cũng tồn tại hai cách viết là “đọc hiểu” và “đọc- hiểu”.

“Đọc hiểu” là một thuật ngữ kép dùng để chỉ một hoạt động có mục đích cụ thể của con người. Đó là hoạt động tự lĩnh hội tri thức bằng hoạt động trí tuệ. Đọc vừa là trí tuệ vừa là kỹ năng cần rèn luyện con người.

Các công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thanh Hùng - người đặt móng đầu tiên của Việt Nam về vấn đề đọc - hiểu đã bàn khá nhiều đến đọc hiểu, trong đó có đặc biệt chú trọng đến các khái niệm then chốt của đọc- hiểu. Trong cuốn “Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường”, GS cho rằng: “Trong hệ thống đọc văn ở nhà trường, chúng ta đã nói tới đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo. Thực hiện tốt nhất các yêu cầu đọc ấy cũng là nhằm tới hiểu được văn bản đọc. Như vậy, đọc - hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung quan trọng trong qua trình dạy học văn. Năm vững khái niệm đọc - hiểu và vận dụng thành thạo nội dung đọc - hiểu băn

bản sẽ góp phần thay đổi hệ hình phương pháp dạy học văn”.

Với GS. Nguyễn Thanh Hùng: Đọc - hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động học; đọc - hiểu đồng thời cũng chỉ năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực văn của người đọc. GS cũng lí giải cụ thể về: Thế nào là hiểu? Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối liên hệ đó. Hiểu là bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.

Đọc hiểu bao giờ cũng là kết quả của hoạt động phân tích trong khi đọc. Nó cho phép người đọc không chỉ dừng lại với những phản ứng và kinh nghiệm tức thời của bản thân với những gì đang đọc. Phân tích trong khi đọc làm cho năng lực trí tuệ người đọc năng động sáng suốt hơn, qua đó cảm xúc, ký ức và liên tưởng được đánh thức để làm cho nội dung phân tích có giá trị thẩm mỹ.

1.1.2.2. Nội dung đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Nội dung cần đọc hiểu là nội dung văn bản hay là vấn đề mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Văn bản văn học là một sinh thể nghệ thuật, là sản phẩm tinh thần của nhà văn - con người có một bề sâu, bề rộng văn hoá. Vì vậy không dễ gì nắm bắt được nội dung văn bản văn học.

Đọc hiểu là làm rõ mối quan hệ giữa ba tầng cấu trúc: cấu trúc ngôn từ, cấu trúc hình tượng thẩm mỹ và cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ (Theo quan niệm của GS. Nguyễn Thanh Hùng). Một phần rất quan trọng của nội dung đọc hiểu văn bản Ngữ văn trong nhà trường và cũng là mục đích cao nhất, mục đích hành dụng của môn văn chính là kỹ năng vận dụng kiến thức. Hiểu nội dung tư tưởng và cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, không chỉ giúp học sinh phát triển tình cảm nhân văn, năng lực thẩm mĩ mà còn giúp học sinh vận dụng nó trong đời sống hàng ngày. Đó là trong cảm thụ nghệ thuật, trong lối hành xử, giao tiếp và cụ thể và trực tiếp là việc đọc và viết văn bản.

1.1.2.3. Kỹ năng cơ bản của đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Khi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, người dạy nên chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng đọc (nghe, đọc) và tạo lập văn bản (nói, viết). Rèn luyện kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng không phải là hoạt đọng tách rời với hoạt động đọc hiểu ở trên lớp mà là kết quả tất yếu của hoạt động đọc hỉểu. Sau khi đọc hiểu mỗi văn bản, học sinh đã tự bổ sung cho mình một lượng tri thức nhất định về nhiều phương diện. Tất nhiên, việc hình thành và rèn luyện những kỹ năng này là cả một quá trình lâu dài và tích cực, có thể là suốt đời.

Có rất nhiêu kỹ năng đọc hiểu TPVC mà các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng theo GS. Nguyễn Thanh Hùng, trong đọc hiểu nổi lên một số kỹ năng cơ bản sau đây:

* Đọc kỹ

Đọc kỹ trước hết phải đọc thật nhiều lần. Đây là một dạng đọc có tần số cao- là đọc sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp - là đọc không bỏ sót một đơn vị nào của văn bản.

Những hoạt động và thao tác của đọc kỹ là: Đọc để giới hạn quang cảnh và bối cảnh xã hội và những vấn đề của nó. Người ta cần biết đến các thao tác đọc phân loại và hệ thống hoá từ ngữ, hình ảnh để tái hiện không gian và thời gian. Đọc để tìm vấn đề (tính có vấn đề) của con người qua việc xác lập đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học.

* Đọc sâu

Đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản

Những hoạt động của thao tác đọc sâu tác phẩm là:

+ Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ, của hình ảnh, sự kiện, của thế giới suy tư và tâm tình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong giao tiếp với môi trường sống của nhân vật tác phẩm.

+ Đọc và thống kê những mối quan hệ giữa nhân vật với sự kiện, tình huống chính. Phân loại và hệ thống hoá nhân vật theo mối quan hệ đồng hướng và nghịch hướng theo kiểu hoà giải và xung đột để xác định nhân vật (tính cách hoặc trữ tình) trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đọc âm vang để nhận ra giọng điệu tác phẩm.

+ Đọc và sơ đồ hoá mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết và chỉnh thể, giữa các tầng chuyển hoá bố cục và kết cấu, bên ngoài và bên trong tác phẩm để tìm ra kiểu tư duy nghệ thuật và phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm.

+ Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác, chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác của nhà văn trong tác phẩm.

+ Đọc những hồi ký và ghi chép của tác giả về quá trình sáng tạo tác phẩm và những bài nghiên cứu phê bình tác phẩm.

+ Đọc nhiều, thật nhiều lần để hoá giải những băn khoăn, ngộ nhận về một số điểm sáng thẩm mỹ và chi tiết nghệ thuật chưa có lời đáp phù hợp với văn cảnh và văn bản, với bối cảnh thời đại và lẽ sống.

* Đọc sáng tạo

Đọc để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng thức giá trị vĩnh hằng của tác phẩm.

Những hoạt động và thao tác sáng tạo:

+ Đọc tái hiện lại chặng đời của hình tượng nhân vật trung tâm và khái quát sự vận động của hình tượng từ đầu cho đến hết.

+ Đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa của kết thúc tác phẩm đối với đời sống. Phân tích và đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, ý nghĩa xã hội, đạo đức và ý nghĩa nghệ thuật thẩm mỹ của hình tượng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai.

+ Đọc phát hiện và kết nối những yếu tố ngoại đề trữ tình với giọng điệu và tuyên ngôn nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật về con người cùng với thái độ chính trị, tư cách công dân của tác giả.

+ Đọc để khái quát thành sức sống, tiềm năng sáng tạo của hình tượng trung tâm trong tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đọc cắt nghĩa và bình luận thuộc tính nghệ thuật khách quan, ổn định của tác phẩm theo quan điểm văn hoá truyền thống.

+ Đọc tác phẩm và cân nhắc chiều hướng định giá giữa lịch sử tiếp nhận và tiếp nhận cá nhân trên nền tảng văn hoá hiện đại.

1.1.2.4. Cách thức đọc- hiểu tác phẩm văn chương

Phương pháp đọc TPVC là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhà phương pháp giáo dục quan tâm. Vậy để đọc - hiểu một TPVC, độc giả sẽ đọc theo cách thức nào? Đọc - hiểu văn phải được xem là như một đối tượng khoa học của văn hoá tinh thần, bởi nội dung bản chất nhất của nó là văn hoá đọc. “Tác phẩm văn học là một sản phẩm có ý thức nhưng chính tác giả của nó chưa ý thức hết những gì họ viết và những gì sẽ được đọc. Hay nói đúng

hơn, tác phẩm văn học không phải là hiện tượng văn hoá “đã làm sẵn” mà là

hiện tượng đang “trở thành”. Nó được hình thành và khẳng định giá trị của

mình dưới con mắt người đọc” [22, tr. 90]

Hoạt động đọc văn là một loại lao động trong đó tổng hợp rất nhiều thao tác cơ năng và trí năng, phải huy động khả năng bao quát tất cả những dấu hiệu của văn bản, từng từ, từng câu…tìm hiểu tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm và phải nhập cuộc, hoá thân trong thế giới cảm xúc, khơi gợi những khả năng liên tưởng, tưởng tượng để tái tạo thế giới thẩm mỹ mà người nghệ sĩ để lại. Từ đó, người đọc sẽ bộc lộ những cảm xúc khâm phục hay bất bình về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Đại thi hào Gớt cho rằng “ Nghệ thuật đòi hỏi những ý nghĩ và tình cảm đặc biệt vừa là sự dấn thân, nếu không một tác phẩm nghệ thuật đối với chúng ta hoàn toàn chỉ là đối tượng quan sát. Nhìn thấy nó mà vô hồn sẽ không tiếp cận được và không thể hiểu sâu sắc những

điều mà nghệ sĩ suy nghĩ về cuộc sống”. Đó chính là điểm khác nhau căn bản

đặc thù giữa đọc văn chương với đọc các loại văn bản khác. Đọc không chỉ là tái tạo âm thanh, nhận thức sự thống nhất giữa cú pháp và ngữ điệu mà còn là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình nhuần thuấn tín hiệu nghệ thuật chứa mã văn hoá, đồng thời người đọc còn huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm để lựa chọn giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm văn chương. Như vậy là hoạt động đọc mang tính sáng tạo và thẩm mỹ bởi ở đó xảy ra quá trình đồng sáng tạo giữa người đọc và tác giả: “ nhà văn đi từ tư tưởng đến ngôn

ngữ, người đọc lại đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng” [ 22, tr. 193]

Đọc được xem như “kỹ thuật có văn hoá” có ý nghĩa cơ bản đối với sự phát triển nhân cách của con người. Sự phát triển năng lực đọc, đặc biệt đối với việc đọc TPVC của HS ở tất cả các lớp trong trường phổ thông là một nhiệm vụ cơ bản của GV ngữ văn. Việc dạy đọc-hiểu văn chính là một quá trình rèn luyện về năng lực đọc chuẩn cũng như năng lực truyền đạt ý nghĩa của tác phẩm. Vì thế khi hướng dẫn tiếp cận một TPVC, người GV bao giờ cũng muốn vận dụng những cách đọc hợp lí nhất.

Theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Thanh Hùng, chúng ta nhận thấy tác giả đưa ra ba cách thức đọc - hiểu:

Một là: Đọc tìm hiểu, một cách đọc cho mình. Đó là cách đọc mang

tính chất đối diện một mình, tự lực với văn bản, nó có cái hay là tập trung và tích đọng, lắng kết thầm lặng năng lực cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: Đọc cho người khác nghe hay đọc trong số đông, một cách

đọc biểu hiện. Đây là cách đọc thành lời. Lời đọc, giọng đọc, kỹ thuật đọc,

biện pháp đọc có thiên hình vạn trạng nhưng cốt lõi vẫn là biểu hiện được thái độ đánh giá của người đọc về những điều đã đọc. Cách đọc này rất cần người đọc phải thận trọng với tác phẩm, đồng thời phải tôn trọng người nghe.

Ba là: Đọc trong nhà trường, một cách đọc mang tính chất đào tạo sư phạm.

Người đọc có văn hoá phải tuần tự đi qua ba bước:

Trước hết là “đọc đúng”. Đọc đúng là hoàn trả trung thành nội dung thông tin trong ký hiệu chữ viết thành nội dung ký hiệu âm thanh. Nghĩa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải đọc đúng quy tắc ngữ pháp, ngắt nghỉ theo đúng dấu câu, ngắt đúng ý văn, lời thơ. Bởi “ Dấu câu trong nhiều trường hợp được coi như một phương tiện

biểu hiện nghĩa, một hình thức tu từ tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản

Tiếp theo là “đọc hay” Đọc hay là biết đọc xuyên tầng ngôn ngữ để

thấy ý tưởng đằng sau - là bước vượt qua tự nhiên ranh giới ngôn ngữ và văn học, từ thông tin nội dung bề mặt đến thông tin nội dung bề sâu. Nói cách khác, đọc hay là đọc phối hợp hài hoà chất giọng với giọng đọc để chuyển tải đa dạng giọng điệu tác phẩm trong những thể loại và phương thức biểu đạt khác nhau của văn bản. Đọc hay xao động tình người trong chia sẻ hân hoan.

Bước cuối cùng là “đọc diễn cảm”. Đọc diễn cảm là rất cần, nhất là trong nhà trường và trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Đọc diễn cảm phụ thuộc khá nhiều vào năng khiếu cá nhân: sự nhạy cảm trong xúc động thẩm mỹ, sự tinh tế trong xúc cảm ngôn từ, sự di chuyển năng động, linh hoạt của các kiểu xung lực tâm lý và các kiểu diễn đạt nội tâm. Nói cách khác “Đọc diễn cảm là kỹ năng thể hiện cảm xúc về ngôn ngữ cao độ, sự mẫn cảm với từng từ thông qua khả năng đánh giá được nhũng sắc thái tinh tế khác nhau

về nghĩa của chúng trong văn cảnh” (Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hoá

cho người đọc). Song việc đọc diễn cảm này không phải là dạy cho tất cả học

sinh, bởi người đọc chỉ có thể đọc diễn cảm tốt khi xác lập được quan hệ hoàn toàn riêng tư đối với tác phẩm. Vì thế, đọc đúng, đọc hay là bắt buộc, còn đọc diễn cảm chỉ nên khuyến khích, không dạy mà tự mình vượt lên, đơn giản vì không thể dạy người ta xúc động khi bản thân mỗi người không có tố

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 30 - 38)