Tầm quan trọng và ý nghĩa phương pháp của việc khai thác biểu

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 38 - 40)

B. NỘI DUNG

1.1.3.Tầm quan trọng và ý nghĩa phương pháp của việc khai thác biểu

Như chúng ta đã biết, biểu tượng là hình ảnh cảm tính cụ thể về những hiện tượng của thế giới bên ngoài. Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính hay theo thuật ngữ của Páp-lốp tạo nên tín hiệu thứ nhất của hiện thực.Khai thác tri giác, biểu tượng phản ánh hiện thực mang tính khái quát và trừu tượng hơn tri giác “Biểu tượng là con số bình quân của những tri thức cảm tính về sự vật” (Xê-xê-nốp).

Từ biểu tượng nói chung, Hêghen xem biểu tượng nghệ thuật hay là “biểu tượng nên thơ” là biểu tượng của hình tượng, nó không nhằm tới bản chất trừu tượng của hiện thực. Khi ta nói mặt trời, nhờ ý thức thông thường, ta hiểu ngay ý nghĩa của nó. Còn khi nhà văn viết “Thái dương xòe những ngón tay hồng” thì người đọc vừa hiểu vừa trực giác hiện thực ấy.

Biểu tượng trong thơ là hình ảnh cụ thể giàu cảm xúc và chứa đựng ý nghĩa sâu xa, có khả năng kết hợp và biến hóa đa dạng, phong phú. Khi xây dựng hình tượng văn học, biểu tượng nghệ thuật được bổ xung, phát triển và góp phần hoàn thiện hình tượng trung tâm của tác phẩm.

Biểu tượng mang sắc thái riêng từng nhà thơ trong việc lựa chọn hình ảnh, tứ thơ…Biểu tượng sông nước đậm đà với Tế Hanh, biểu tượng ngọn đèn trong thơ Chính Hữu…Từ những hiểu biết về biểu tượng nghệ thuật (hay còn gọi là biểu tượng văn học) vừa trình bày có thể nói biểu tượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận TPVC. Biểu tượng văn học là một trong những phương tiện nghệ thuật làm cho hình tượng của tác phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh động, sâu sắc và mới mẻ hơn. Ngoài ra, biểu tượng nghệ thuật còn là cách tư duy văn học cụ thể mang cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn, giúp người đọc phân biệt tài năng và sự đóng góp của từng tác giả vào tiến trình phát triển của văn học dân tộc.

GV dạy văn nên lưu ý khai thác giá trị tạo hình và biểu hiện của biểu tượng nghệ thuật trong những tác phẩm cụ thể như Từ ấy (Tố Hữu), Tiếng hát

con tàu (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Đàn ghi ta của Lor-

ca (Thanh Thảo)… để HS làm quen và nắm vững được biểu tượng vừa như một phương tiện nghệ thuật thường được nhà văn sử dụng để tạo nên tác phẩm vừa như là tri thức đọc- hiểu để HS chiếm lĩnh được các tác phẩm cùng loại.

Trong quá trình dạy văn, GV có ý thức và hướng dẫn HS khai thác biểu tượng nghệ thuật sẽ góp phần tạo hứng thú đọc văn kết hợp với sự tìm tòi, phân tích bám sát vào những yếu tố hình thức đặc sắc của tác phẩm. Qua đó hình thành cho người học những thói quen đi từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng để rèn luyện năng lực “cụ thể hóa nghệ thuật” trong khi đọc, tránh suy diễn vô căn cứ về giá trị tác phẩm và bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ, một trong những chức năng cơ bản của dạy học TPVC.

Biểu tượng văn học đồng thời cũng là sự thể hiện tính đa nghĩa và mang tính khái quát cao độ. Chú trọng khai thác biểu tượng văn học sẽ tạo cơ hội cho HS rèn luyện năng lực “khái quát hóa nghệ thuật” khi đọc - hiểu TPVC. Năng lực “cụ thể hóa nghệ thuật” và năng lực “khái quát hóa nghệ thuật” là những thành phần cơ bản nhất trong việc rèn luyện tư duy văn học cho HS.

Ý nghĩa phương pháp của vấn đề khai thác biểu tượng văn học chính là chỗ làm thay đổi mục đích dạy học văn là dạy HS biết cách đọc văn, biết vận dụng tri thức đọc - hiểu để tiếp nhận độc lập giá trị đích thực của TPVC và dạy văn là dạy cách suy nghĩ bằng trí óc của mình về vẻ đẹp của văn chương, cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu khai thác biểu tượng nghệ thuật trong đọc-hiểu bài thơ đàn ghi ta của lor- ca (thanh thảo) ở lớp 12 thpt (Trang 38 - 40)