dần từ trái qua phải
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng H2
- Kim loại đứng trước H2 phản ứng với một số dd axit giải phóng H2
- Kim loại đứng trước ( trừ Na, K, Ca, Ba…) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Độ hoạt động của kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần
A. Mg, Zn, Fe, Cu C. Mg, Pb, Fe, Ag B. Al, Mg, Fe, Cu D. Pb, Fe, Cu, Ag
5. Dặn dò :
- Làm các BT SGK . - Chuẩn bị bài : Nhôm .
Tuần 13
Tiết 24:
NHÔM
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học học sinh biết:
- Tính chất vật lý của kim loại nhôm: Nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Tính chất hóa học của nhôm: Có những tính chất chung của kim loại.
- Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất chung của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết.
- Dự đoán nhôm có phản ứng với dd kiềm và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
2.Kỹ năng:
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất của nhôm trừ phản ứng với dd kiềm
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ , sử dụng hợp lý kim loại nhôm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ , bảng nhóm, tranh vẽ H2.11
- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, lọ nhỏ - Hóa chất: dd HCl, dd AgNO3, dd HCl, H2O, phenolftalein
III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định : 1. Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:
-1. Hãy nêu tính chất hóa học chumg của kim loại?
-2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được sắp xếp như thế nào? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại?
-3. Làm bài tập số 3 - 54
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tính chất vật lý:
GV yêu cầu HS quan sát mẩu nhôm ? Hãy liên hệ thực tế, nêu tính chất vật lý của nhôm?
GV: bổ sung và kết luận tính chất vật lý của nhôm