Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 51 - 65)

VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY. 3.3.1. Đối với Chính phủ.

Đối với việc khơi tăng nguồn vốn trong nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ có vai trò rất quan trọng đó là đưa ra các biện pháp vĩ mô tạo điều kiện cho các Ngân hàng tiến hành huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất. Do đó Chính phủ nên quan tâm những vấn đề sau:

Tạo thế ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, đặc biệt là với hoạt động Ngân hàng, với đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, để có thể tăng cường huy động vốn, nhất là vốn trung dài hạn thì sự ổn định vĩ mô là hết sức cần thiết. Việc người dân còn sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi lớn để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản cũng một phần là hậu quả của sự thiếu tin tưởng vào khả năng ổn định của nền kinh tế.

Tư tưởng chủ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ - sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Để đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi Chính phủ phải phát huy tốt hơn vai trò điều tiết của Nhà nước, nhất là một nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta, khi mà cơ chế thị trường chưa hình thành đồng bộ, các cân đối của nền kinh tế chưa thật vững chắc và môi trường cạnh tranh vẫn còn khiếm khuyết. Nhà nước can thiệp vào thị trường là để các quy luật của nền kinh tế thị trường được vận hành theo đúng mục tiêu mà không làm méo mó các quan hệ thị trường và để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó Chính phủ cũng phải xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của NHTM, là hoạt động phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phát triển đất nước, từ đó cần có chính sách ưu đãi nhằm đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động này. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thích hợp cho hệ thống NHTM, hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng để giúp Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, do nước ta đã tham gia hội nhập WTO, nhiều mối quan hệ mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế nước ta lại chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là những bộ luật liên quan đến hệ thống Ngân hàng. Việc ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho người dân, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quan hệ giữa quyết định tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang tiết kiệm, chuyển dần tài sản nắm giữ bằng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang việc gửi tiền vào Ngân hàng.

Chính phủ cần phải tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động của các TCTD, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, hoàn thiện các quy định về an toàn hệ thống, an toàn trong hoạt động Ngân hàng, ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu về hệ thống quản lý rủi ro tại TCTD; tăng cường chất lượng thanh tra ngân hàng theo hướng tăng năng lực giám sát từ xa qua hệ thống cảnh báo sớm. Đẩy mạnh công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro, thanh tra tại chỗ.

Tạo lập môi trường tâm lý xã hội ổn định.

Đối với nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân, đặc biệt là thói quen giữ tiền ở nhà, mua vàng tích trữ. Chính vì vậy Nhà nước cần có biện pháp tích cực nhằm khuyến khích động viên người dân gửi tiền và chi tiêu qua tài khoản mở tại ngân hàng, nên có quyết định bắt buộc các cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước phải mở tài khoản và sẽ được trả lương qua tài khoản đó… để có thể thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, từ đó nâng cao đời sống và thu nhập của người dân để họ có thể tăng tích luỹ và sẽ gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế, sự chỉ đạo của Chính phủ góp phần giúp hoạt động của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện

hơn về mặt pháp lý và giúp ngân hàng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.

NHNN với chức năng quản lý và điều hành hệ thống Ngân hàng, là “Ngân hàng của các ngân hàng” có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược huy động vốn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- NHNN phải đưa ra một chính sách lãi suất hợp lý: Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng có thể hoàn thành công tác huy động vốn trong dân cư, các TCKT và TCTD khác. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả đối với công tác huy động vốn trong điều kiện thị trường ổn định, giá cả ít biến động. Muốn vậy, NHNN cần điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường và tránh hiện tượng độc quyền đẩy lãi suất lên, đồng thời giữ ổn định các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố, nhằm phát tín hiệu ổn định lãi suất thị trường.

- Điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối phù hợp: Chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động thu hút tiền gửi bằng VND. Do vậy, NHNN nên điều hành cơ chế, chính sách tỷ giá hối đoái và các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng thị trường, linh hoạt và theo rổ ngoại tệ (đa ngoại tệ).

- NHNN nên tạo điều kiện để các NHTM hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, nhất là giữa các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần.

- Đẩy mạnh công tác cơ cấu lại và tổ chức lại hệ thống ngân hàng, trong đó đẩy mạnh việc cổ phần hoá các NHTM quốc doanh. Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các NHTM, giám sát chặt chẽ việc tăng vốn, cơ cấu cổ đông, hiện trạng sử dụng cổ phiếu… tại các NHTM.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác dự báo, cần tiến hành phân tích về diễn biến tiền tệ và tín dụng trên thị trường với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, lấy lợi ích quốc gia làm trọng, đặc biệt thận trọng trong công tác cung ứng tiền. Điều hành tốt các công cụ chính sách tiền tệ như: nghiệp vụ thị trường mở, lãi

suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn một cách thận trọng, linh hoạt, đặc biệt nâng cao chất lượng sử dụng vốn.

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

Để giữ vững và ngày càng phát triển hơn nữa, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với các nước khu vực và thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn.

- Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại hội sở chính của Ngân hàng. Hoạt động này phải được diễn ra thường xuyên, toàn diện và chính xác để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro.

- Tiến hành và phát triển hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng tập trung, đồng bộ. Đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

- Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán.

- Gửi cán bộ trẻ, có năng lực đi học tập tại nước ngoài, đặc biệt là những nước có công nghệ ngân hàng tiên tiến như: Nhật Bản, Mỹ, Thuỵ Sĩ… để nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ chuyên môn, từ đó rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn nước ta.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng, cùng với những chuyển biến đó đòi hỏi phải có những khoản vốn đầu

tư rất lớn phục vụ cho công cuộc cải tổ, đổi mới phát triển đất nước. Là trung tâm cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngành Ngân hàng phải tự khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình. Nâng cao hiệu quả huy động vốn càng trở nên cấp thiết hơn để nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động cho vay của các NHTM, đồng thời góp phần đáp ứng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất nhu cầu vốn của nền kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn phải dựa trên cân đối hợp lý giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Hiệu quả huy động vốn không đo bằng khối lượng vốn huy động được mà phải hoạch định các chiến lược phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng của tài sản, mục tiêu an toàn và sinh lời của chính ngân hàng.

Qua thời gian thực tập, với sự hiểu biết của mình cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị làm việc tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây đã giúp em hoàn thành chuyên đề. Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, hiệu quả hoạt động huy động vốn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. Với nội dung này, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Một là, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, hiệu quả huy động vốn, ảnh hưởng của hiệu quả huy động vốn tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự tồn tại của ngân hàng, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Hai là, phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. Từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

Ba là, trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây, chuyên đề đã nêu lên một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm góp phần từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

Do hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các cô chú, anh chị làm việc tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Lương Thuỳ Ninh

1. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Học viện Ngân hàng. 2. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose.

3. Giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng - Học viện Ngân hàng. 4. Giáo trình Marketing ngân hàng - Học viện Ngân hàng.

5. Giáo trình Ngân hàng hiện đại - Nguyễn Thế Hiển. 6. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – David Cox (1997).

7. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê (2002). 8. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic.S.Mishkin. 9. Luật các tổ chức tín dụng (1998).

10. Luật Ngân hàng – NXB Chính trị quốc gia (2000). 11. Tạp chí ngân hàng các số năm 2007 – 2010.

12. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây các năm 2008 – 2010.

13. Cân đối tài khoản tổng hợp của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây các năm 2008 – 2010. 14. Các trang Web: http://google.com.vn http://www.agribank.com.vn http://www.vnba.org.vn LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây, khi thực hiện chuyên đề này em mong muốn sẽ góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng. Đây là một vấn đề lớn, khá rộng mà khả năng nhận thức, lý luận của em còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, sai sót cần hoàn thiện, bổ sung. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc.

Em xin chân thành cảm cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề này!

Viết tắt Nguyên văn

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCTD Tổ chức tín dụng

TCKT – XH Tổ chức kinh tế - xã hội

NVHĐ Nguồn vốn huy động

UTĐT Uỷ thác đầu tư

Tên Nội dung Trang

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm 24

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn 25

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn 27 Bảng 2.4 Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền 30

Bảng 2.5 Cơ cấu NVHĐ theo thời gian 31

Bảng 2.6 Chi phí trả lãi bình quân trên tổng NVHĐ 32 Bảng 2.7 Chênh lệch thu chi lãi qua các năm 33 Bảng 2.8 Cân đối giữa NVHĐ và sử dụng vốn 34 Bảng 2.9 Khả năng đáp ứng cho vay theo kỳ hạn 35 Bảng 2.10 Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn theo loại tiền 36 Biểu đồ 2.1 Tăng giảm nội tệ, ngoại tệ qua các năm 29

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG

VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM...3

1.1. Tổng quan về huy động vốn của NHTM...3

1.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn...3

1.1.1.2. Khái niệm về huy động vốn của NHTM...3

1.1.2. Sự cần thiết của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM... 5

1.1.3. Các hình thức huy động vốn...6

1.1.3.1. Huy động vốn thông qua nghiệp vụ tiền gửi...6

1.1.3.2. Huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá...8

1.1.3.3. Huy động vốn qua đi vay...10

1.2. Hiệu quả huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM....10

1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn...10

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM...12

1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của NVHĐ...12

1.2.2.2. Tỷ lệ vốn khả dụng...13

1.2.2.3. Cơ cấu NVHĐ...14

1.2.2.4. Chi phí huy động vốn ...14

1.2.2.5. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động...15

1.2.2.6. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn...16

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn...16

1.2.3.1. Nhân tố khách quan...16

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan...18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY...21

2.1. Vài nét về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây...21

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w