Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 29 - 31)

Thông qua việc tiếp thị, triển khai các dịch vụ thanh toán ngân quỹ, xử lý lãi suất, tác phong giao dịch, đa dạng hoá hình thức huy động vốn, công tác huy động vốn qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 8.336 100 7.974 100 9.060 100

-Tiền gửi dân cư 4.774 57,3 5.960 74,7 7.010 77,4

-Tiền gửi kho bạc 935 11,2 216 2,7 409 4,5

-Tiền gửi TCKT-

XH, UTĐT, khác 1.911 22,9 1.798 22,5 1.641 18,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo&PTNTCN Hà Tây)

Qua bảng trên ta thấy, trong cả 3 năm, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVHĐ. Tiền gửi dân cư chiếm 57,3% tương ứng với 4.774 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 chiếm 74,7% tương ứng với 5.960 tỷ đồng và đến năm 2010 chiếm 77,4% tương ứng 7.010 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư cả 2 năm 2009 và 2010 đều đạt mức cao. Đây có thể coi là một thành tích của chi nhánh trong việc xâm nhập và phát triển thị trường. Bởi lẽ, nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời, người dân chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, tuy nhiên đây cũng là một bộ phận tiền gửi rất nhạy cảm. Với bất kỳ biến động nào về tỷ giá, lãi suất, an ninh chính trị,… đều có thể làm thay đổi lượng tiền gửi vào của dân cư. Chi nhánh đã nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của dân cư với nhiều hình thức huy động đa dạng kèm theo lãi suất linh hoạt và canh tranh đã hấp dẫn được đông đảo khách hàng, thể hiện qua sự tăng trưởng về mặt tuyệt đối cũng như vị trí dẫn đầu về tỷ trọng qua các năm của NVHĐ từ dân cư.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là phần tiền tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản suất của doanh nghiệp, được gửi vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Tỷ trọng NVHĐ từ các TCKT có sự giảm dần trong 3 năm vừa qua: năm 2008 là 22,9% ứng với 1.911 tỷ đồng, năm 2009 là 22,5% và đến năm 2010 còn 18,1% ứng với 1.641 tỷ đồng. Sự giảm đi này có lẽ là do năm 2009 nhà nước liên tục có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp cũng rút tiền để đổ vào các kênh đầu tư nhiều hơn do đó lượng tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh cũng giảm. Hơn nữa, năm

2009 nhà nước ban hành gói hỗ trợ lãi suất 4%, doanh nghiệp vay tiền từ gói hỗ trợ rồi gửi vào ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất, đến cuối năm các doanh nghiệp lại ồ ạt rút tiền gửi ra để trả nợ khiến lượng tiền gửi giảm xuống. Tuy vậy, chi nhánh cũng cần linh hoạt hơn trong các chính sách để thu hút lượng vốn huy động từ các TCKT vì đây là nguồn vốn rẻ và ổn định, rất cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 29 - 31)