8. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Giải pháp phát triển
Đánh giá Cảnh quan nhằm đưa thêm những cơ sở khoa học góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững là khâu quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan huyện Văn Chấn. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện, thành lập bản đồ cảnh quan, nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ và vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn đã tiến hành công tác đánh giá và đưa ra các định hướng sử dụng cảnh quan bằng việc xây dựng bản đồ định hướng sản xất nông – lâm nghiệp cho cảnh quan huyện. Để thực hiện các định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững đã được đề xuất, căn cứ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn và hiện trạng cảnh quan của địa bàn nghiên cứu, luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
văn đề nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường huyện như sau:
3.3.3.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Văn Chấn theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nông nghiệp đó là:
- Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của cảnh quan đối với các mục đích sử dụng đã được quy hoạch gần như tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nông - lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.
- Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm; đa dạng hoá cây trồng, đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:
Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lúa trên các cảnh quan số: 3; 14; 17; 44; 49 nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ một cách tối đa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.
+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng có nguồn nước ngầm tốt và ven các con suối nhỏ và cây dài ngày, cây ăn quả ở vùng gò đồi trên đất bạc màu, xói mòn. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như: sắn, lạc, ngô, đậu. Tiếp tục phát triển tại các xã có điều kiện thuận lợi trồng nhóm cây thực phẩm. Tăng diện tích gieo trồng bằng công tác chọn giống, tăng vụ, xen canh gối vụ.
Cây ăn quả gồm cam, mân., táo mèo... tiếp tục triển trên đất vườn trong khu dân cư và trang trại. Tuỳ theo tính chất khí hậu thời tiết để đưa các loại cây trồng hợp với từng vùng, từng địa bàn; đồng thời với chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật; tăng cường công tác thu mua sản phẩm của các nông hộ.
3.3.3.2. Đối với lâm nghiệp
- Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ được nguồn tài nguyên đất toàn huyện Văn Chấn là một huyện miền núi điển hình có đất rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình khá phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
+ Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng sản xuất; bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu rừng, thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các cảnh quan định hướng cho nông - lâm kết hợp (1; 2; 4; 5; 6; 7; 8; 15; 18; 19; 21; 23; 25; 28; 29; 30; 32; 34; 35; 36; 37; 40; 41; 42; 43; 45; 46; 48; 50; 51; 55; 56; 57; 58).
+ Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trường sinh thái ở các cảnh quan rừng thứ sinh, rừng nghèo. kết hợp cây nông nghiệp cần lưu ý trong quá trình sản xuất để không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ, bảo tồn với các cảnh quan số: ( 9; 52; 10; 11; 13; 16; 20; 22; 24; 26; 27; 31; 35).
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép.
+ Các cảnh quan vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các cảnh quan cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm và phục hồi độ phì cho đất với các cảnh quan số: 39; 53; 54.
Tiểu kết chương 3
Đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông lâm nghiệp huyện Văn Chấn. Từ đó, cho thấy mức độ thuận lợi của mỗi cảnh quan đối với phát triển nông – lâm nghiệp có sự khác nhau. Đây là cơ sở để hình thành lên bản đồ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp của huyện, góp phần sử dụng và khai thác lãnh thổ tự nhiên một cách hợp ;lý và hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài. Luận văn đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và môi trường huyệnVăn Chấn có sự phân hóa đa dạng, khá phức tạp và chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Các thành phần tự nhiên của lãnh thổ như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật luôn có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực gọi là các thể tổng hợp tự nhiên, hay còn gọi là cảnh quan. Trong hệ thống đó, mỗi thành phần có một vai trò vị trí nhất định, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hệ thống.
- Trên cơ sở các nguồn tư liệu và dữ liệu thu thập được kết hợp với khảo sát kiểm chứng thực tế về địa bàn nghiên cứu, luận văn đã tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ, Địa Chất, Địa mạo, bản đồ Thổ nhưỡng, bản đồ Thảm thực vật) với độ tin cậy cao nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và là cơ sở đề thành lập bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển cho khu vực huyện Văn Chấn.
- Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Văn Chấn quy định đa dạng trong cấu trúc, chức năng cảnh quan lãnh thổ, hình thành nên hệ thống cảnh quan gồm 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan, 68 loại cảnh quan.
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng như định hướng phát triển nền kinh tế địa phương kết hợp với mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ban đầu, luận văn đã lựa chọn đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; tiến hành xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, nhân tố giới hạn và phương pháp đánh giá đối với 4 dạng sử dụng cho các mục đích: Phát triển rừng phòng hộ, sản xuất rừng của ngành lâm nghiệp; trồng cây hàng năm, lúa của ngành nông nghiệp. Kết quả đánh giá thành phần được xác định ở 3 cấp độ, được thể hiện trên các bản đồ đánh giá thành phần.
- Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của huyện Văn Chấn, luận văn đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững lãnh thổ. Thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong vấn đề sử dụng đất; bảo vệ rừng và phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp nhằm xây dựng những luận cứ khoa học góp phần định hướng phát triển phù hợp cho các ngành nông, lâm nghiệp huyện Văn Chấn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển nông - lâm nghiệp bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KIẾN NGHỊ
- Cho đến nay các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận địa lý tổng hợp nói chung và cảnh quan nói riêng còn chưa nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần có những chính sách đầu tư để cuốn hút giới chuyên môn cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo hướng này. Tuy nhiên, để có được những kết luận đúng đắn và chính xác về cảnh quan của một lãnh thổ đòi hỏi các nhà khoa học phải có sự nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chi tiết và lâu dài - không chỉ dừng lại ở từng thời đoạn mà phải tiến hành đều đặn, đồng bộ và liên tục. Muốn vậy thì công tác nghiên cứu cảnh quan cần phải được tổ chức khoa học, có kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho các giai đoạn phát triển khác nhau của lãnh thổ trong tương lai.
- Mặt khác, sau khi đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả thì các công trình ấy cần phải được nghiệm thu để nhanh chóng đưa vào thực tiễn cuộc sống. Đây là mục tiêu mà cả các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học không chỉ của huyện Văn Chấn mà của nước ta phải đặt ra và hướng tới ngay từ bây giờ.
- Cần có những dự án của các nhà khoa học nghiên cứú lãnh thổ với nghĩa vụ phải nghiên cứu nghiêm túc, đúng tiến độ và đầy tinh thần trách nhiệm; bù lại họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một người lao động. Như vậy cả hai bên tổ chức và bên thực hiện dự án đều có lợi, nhất là khi dự án sớm được ứng dụng và đem lại hiệu quả cao.
- Nghiên cứu cảnh quan không chỉ dừng lại ở cảnh quan tự nhiên mà còn phải đi sâu tìm hiểu những cảnh quan văn hoá - cảnh quan gắn bó chặt chẽ với lịch sử định cư của người dân nơi đây. Đó là những cảnh quan đã bị tác động mạnh mẽ của con người và bản thân nó sẽ gây ra nhiều tác động ngược đối với các cảnh quan tự nhiên. Vì thế, nghiên cứu cảnh quan văn hoá trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống cảnh quan lãnh thổ cũng sẽ cho ta những lời giải thích hợp lí về các hiện tượng xảy ra và quá trình hình thành - tồn tại - phát triển của các cảnh quan trong hệ thống ấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Dương Thị Lan Anh (2002), Đánh giá tài nguyên khoáng sản huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, đề tài NCKH sinh viên, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên
2. Vũ Văn Duẩn (2013), Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ
phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Dương Thị Nguyên Hà (2007), Đánh giá cảnh quan các huyện ven biển
tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Sư phạm Thái Nguyên
5. Phạm Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam,
phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn nghiên cứu, Hội thảo khoa
học Địa lí lần 2, trang 261 - 273, Hà Nội
6. Phạm Hoàng Hải (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý Tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Hồng (2002), Nghiên cứu hiện trạng và dự báo biến động môi trường tự nhiên do một số hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2010, Luận án tiến sĩ địa lí , Đại học Sư phạm Hà Nội
8. Nguyễn Thị Hồng (2009), Bài giảng Cơ sở cảnh quan học, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên
9. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận
kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
10. Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Sở khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh
quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Địa lí, Hà Nội.
13. Bùi Thị minh Nguyệt (2004), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài
nguyên cho phát triển bền vững huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn
thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 14. Lê Bá Thảo (2000), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
15. Lê Bá Thảo (1988), Cơ sở địa lí tự nhiên đại cương tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục, Hà Nội
16. Lê Bá Thảo (1990), Con người và miền núi, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
17. Đặng Thị Thu Thúy (2013), Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn huyện