Lý luận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, nghiên cứu cảnh quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 26 - 100)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, nghiên cứu cảnh quan

1.3.1. Nguyên tắc nghiên cứu:

Theo các nhà nghiên cứu cảnh quan, thì trong nghiên cứu cảnh quan thường phải áp dụng 3 nguyên tắc chính là nguyên tắc đồng nhất phát sinh, nguyên tắc cấu trúc và nguyên tắc chức năng [ 6 ].

- Nguyên tắc đồng nhất phát sinh: “Được sử dụng trong phân tích cảnh quan làm rõ, về nguồn gốc hình thành của các yếu tố thành tạo cảnh quan và mối quan hệ giữa chúng. Xác định những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, chức năng nguyên sinh của cảnh quan cũng như xu hướng biến đổi của các đơn vị cảnh quan trong quá trình sử dụng” [ 6 ]. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, phân loại cảnh quan cho từng vùng lãnh thổ khác nhau.

- Nguyên tắc cấu trúc: “Là nguyên tắc được sử dụng để làm rõ các đặc tính cấu trúc cảnh quan, quy luật phân hoá không gian, cấu trúc phân bậc và đặc trưng về tổ chức theo lãnh thổ của các thể tổng hợp tự nhiên” [ 6 ]. Đây là nguyên tắc làm căn cứ cho việc xây dựng cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở những vùng lãnh thổ khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguyên tắc chức năng: Trên cơ sở xem xét mối quan hệ chức năng và phát sinh của các thành phần cảnh quan, “nguyên tắc này cho phép xác định một cách chính xác chức năng của từng loại cảnh quan, để từ đó chúng ta có thể tiến hành đánh giá nhằm đưa ra phương án sử dụng hiệu quả nhất đối với từng loại cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu” [6 ].

1.3.2. Nghiên cứu đa dạng cấu trúc cảnh quan

Một trong những đặc điểm thể hiện tính đa dạng cảnh quan lãnh thổ là sự đa dạng trong cấu trúc cảnh quan. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan bao gồm cả việc phân tích cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang (cấu trúc không gian) của cảnh quan.

- Cấu trúc thẳng đứng: hay còn gọi là cấu trúc hợp phần, gồm các thành phần cấu tạo nên cảnh quan là: Đá mẹ, địa hình cùng với lớp vỏ phong hoá và thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau. Các hợp phần cấu trúc không phải là những thành phần rời rạc mà giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ tạo nên tính thống nhất trong cảnh quan vì vậy khi nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan thì phải xem xét đồng thời tất cả các hợp phần thành tạo trong mối quan hệ giữa chúng.

- Cấu trúc ngang: của cảnh quan được xác định bởi số cấp phân vị và số lượng cá thể của mỗi cấp. Chính số lượng này phản ánh mức độ phức tạp, tính đa dạng, tính không đồng nhất của cảnh quan. Mỗi cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời mỗi một cá thể cùng một cấp phân vị cũng có đặc điểm cấu trúc riêng. Nghiên cứu cấu trúc ngang là nghiên cứu sự phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị cảnh quan theo hệ thống phân vị từ cao xuống thấp và mối quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan trong các cấp phân loại.

Không thể tách rời các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong phân tích cấu trúc cảnh quan. Cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nếu cấu trúc thẳng đứng càng không đồng nhất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tức là thành phần cấu tạo càng phức tạp thì cấu trúc ngang càng đa dạng do tính phân hoá lớn và càng phải có các biện pháp cụ thể trong sử dụng lãnh thổ.

1.3.3. Nghiên cứu đa dạng chức năng cảnh quan

Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan, việc phân tích, xác định chức năng của các cảnh quan là cơ sở để đánh giá cảnh quan. Theo Vũ Tự Lập “chức năng là sự biểu hiện những đặc tính là hệ quả của tổ chức kết cấu nội dung sự vật. Cấu trúc quy định chức năng cảnh quan và ngược lại chức năng thể hiện ra bên ngoài cấu trúc của cảnh quan. Cảnh quan có hai chức năng cơ bản là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội” [11 ].

Chức năng tự nhiên là tiếp nhận các dòng vật chất, năng lượng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cảnh quan, còn gọi là chức năng tự điều chỉnh của cảnh quan. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng cảnh quan vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con người; nếu sử dụng cảnh quan phù hợp với chức năng kinh tế thì sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa tự nhiên và con người .

Theo quan điểm của De Groot (1992, 2006), của Bastian và Roder (2002) thì có thể chia chức năng của một đơn vị cảnh quan ra 3 nhóm chức năng chính là: Chức năng tự nhiên, chức năng sản xuất và chức năng xã hội.

- Chức năng tự nhiên hay còn gọi là chức năng sinh thái: Là khả năng cảnh quan có thể tự điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: Chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất đai; cân bằng mực nước, độ ẩm, nhiệt nhằm cân bằng môi trường; phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Chức năng sản xuất hay chức năng kinh tế: Là khả năng có thể cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, vật liệu, nhiên liệu, môi trường đất, nước, khí hậu sử dụng vào sản xuất các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, quần cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chức năng xã hội: gồm các khả năng mà cảnh quan có thể ứng dụng vào các mục đích: Giáo dục, nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ, giải trí hay giá trị về nhân văn.

Chức năng cảnh quan được xác định trên cơ sở cấu trúc cảnh quan, mỗi đơn vị cảnh quan có thể có nhiều chức năng và nhiều đơn vị cảnh quan có thể cùng một chức năng. Nếu con người sử dụng cảnh quan phù hợp với chức năng cảnh quan thì hướng sử dụng đó là hợp lý và cảnh quan có khả năng phát triển bền vững, lâu dài; nếu con người sử dụng cảnh quan không phù hợp với khả năng đáp ứng của cảnh quan thì cảnh quan bị suy giảm và thường là không bền vững. Con người sử dụng cảnh quan nếu vượt quá khả năng đảm bảo của cảnh quan ở một số bộ phận hoặc thành phần cấu trúc nào đó của cảnh quan thì hệ thống này sẽ có những biến đổi về cấu trúc, phá vỡ cấu trúc cũ hình thành nên cấu trúc cảnh quan mới và khi đó chức năng của cảnh quan cũng sẽ thay đổi theo. Chính vì vậy nghiên cứu chức năng của cảnh quan, đánh giá tiềm năng vốn có của nó là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường lãnh thổ.

Cảnh quan huyện Văn Chấn đa dạng trong cấu trúc cảnh quan. Các thành phần cấu tạo cảnh quan ở đây có sự phân hoá phức tạp, có tác động lẫn nhau và có mối quan hệ mật thiết hình thành nên một hệ thống phân loại cảnh quan gồm các đơn vị phân loại từ cao đến thấp, mỗi đơn vị có chức năng riêng phù hợp với đặc điểm cấu trúc của nó. Chính đa dạng trong cấu trúc cảnh quan huyện Văn Chấn đã tạo nên tính đa dạng trong chức năng của nó.

1.3.4. Nghiên cứu động lực cảnh quan

Động lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan trên cơ sở nguồn vật chất, năng lượng trong cảnh quan và tác động của con người, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của cảnh quan, có thể hình thành cấu trúc và chức năng mới trong phạm vi không gian cụ thể như: Rừng thành cây bụi, cỏ hoặc cây bụi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành cây ăn quả, cây công nghiệp; đất trung tính thành đất nhiễm phèn hoặc các thay đổi bề mặt địa hình dẫn tới thay đổi cảnh quan.

Mục đích của nghiên cứu động lực Cảnh quan là Dự báo các xu hướng biến đổi của Cảnh quan nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cảnh quan một lãnh thổ luôn chịu sự tác động của các yếu tố động lực ở bên trong hoặc bên ngoài cảnh quan từ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, nguồn năng lượng được giải phóng do các hoạt động trong lòng đất...tạo nên sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong cảnh quan, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phong hoá, phân huỷ vật chất hoặc vận chuyển, chuyển đổi vật chất do xói mòn, rửa trôi (các quá trình ngoại lực)... Bên cạnh đó, hoạt động của con người cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh định hướng phát triển của tự nhiên làm thay đổi hệ sinh thái cảnh quan, làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng cảnh quan. “Có thể thấy rằng yếu tố động lực lớn nhất có tính quyết định đến sự biến đổi của cảnh quan theo chiều hướng tốt hay xấu chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người” [6 ].

Chính vì thế nghiên cứu động lực cảnh quan không chỉ làm rõ thực trạng thay đổi, phân hoá cảnh quan do các tác động tự nhiên mà còn phân tích sự thay đổi phân hoá cảnh quan do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phương án sử dụng phù hợp nhất đối với các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ.

1.4. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan

Đánh giá Cảnh quan là một khâu quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng nhằm mục đích phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ, tức là giúp các nhà quản lý hoạch định, tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng của từng cảnh quan và đảm bảo phát triển bền vững lãnh thổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một lãnh thổ rất phức tạp. Đối tượng của đánh giá cảnh quan các hệ điạ lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên ( khách thể) và hệ thống KTXH ( chủ thể). Vậy nên, “ thực chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó,… nói khác đi ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn” ” [6 ]. Tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể, lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp.

- Đánh giá chung: giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tài nguyên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chungcho các mục đích thực tiễn khác nhau.

- Đánh giá mức độ “ thuận lợi” hay “ thích nghi”của ĐKTN, TNTN đối với các ngành sản xuất [ 6 ].

- Đánh giá kinh tế - kỹ thuật: đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả các ngành sản xuất.

Kiểu đánh giá phổ cập nhất trong những thập kỉ gần đây là đánh giá mức độ “ thuận lợi” hay “ thích hợp” của ĐKTN, TNTN cho các dạng khai thác khác nhau [ 6 ].

Vậy đánh giá cảnh quan là khâu trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

1.4.2. Bản chất của đánh giá cảnh quan

Bản chất của công tác đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với cảnh quan, đánh giá cảnh quan được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của cảnh quan đối với từng loại hình sử dụng. Thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đích cụ thể nào đó như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, xây dựng...

Trên cơ sở kết quả của phân tích cảnh quan, hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan, quá trình đánh giá tổng hợp gồm lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành. Trong phần lý luận chung làm cơ sở để thực hiện đánh giá phải xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý. Việc xác định đối tượng, mục đích đánh giá là hết sức quan trọng và phức tạp nó quyết định đến mức độ khái quát hoặc chi tiết của công tác đánh giá, tỷ lệ bản đồ, hệ thống các cấp phân loại cảnh quan. Ngược lại việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý thì sẽ cho kết quả đánh giá chính xác và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.

1.4.3. Đối tƣợng đánh giá cảnh quan

Là tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các

đặc điểm về cấu trúc, chức năng của các đơn vị tự nhiên, các quá trình, hiện tượng tự nhiên trong mối quan hệ tổng hoà, tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Như vậy, đối tượng đánh giá không phải là một hợp phần tự nhiên, một cá thể, một thể tổng hợp tự nhiên riêng lẻ mà là một hệ thống tự nhiên gồm nhiều yếu tố thành phần và giữa chúng có mối quan hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên các mối quan hệ tự nhiên - xã hội là cơ sở khoa học quan trọng trong đánh giá cảnh quan cho mục đích ứng dụng.

1.4.4. Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan

Đưa ra những kết luận tương đối chính xác, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế phù hợp với từng vùng lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong từng vùng lãnh thổ cảnh quan có sự phân hoá đa dạng, phức tạp và mức độ sử dụng chúng cho các mục đích kinh tế cũng khác nhau. Ở mỗi đơn vị cảnh quan với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặc điểm riêng biệt thì chúng có thể thích hợp, ít thích hợp hoặc không thích hợp đối với từng mục đích sử dụng, vì vậy thông qua việc đánh giá cảnh quan để tìm ra các biện pháp tối ưu cho việc sử dụng TNTN của lãnh thổ.

1.4.5. Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan

Là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể (các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan) và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường.

1.4.6. Hệ thống các phƣơng pháp đánh giá cảnh quan

Đánh giá cảnh quan cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp. Phương pháp đánh giá cảnh quan thực chất đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX ở những khía cạnh khác nhau như: thích nghi sinh thái (mức độ thuận lợi), hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của xã hội; Năm 1973 Mukhina đã đưa ra phương pháp và nguyên tắc đánh giá kỹ thuật các tổng hợp thể tự nhiên. Trong vài thập kỷ gần đây để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ, công tác đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho các mục đích cụ thể ngày càng phổ biến và đạt được nhiều kết quả to lớn. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý tổng

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 26 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)