Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyệnVăn Chấn

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 61 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyệnVăn Chấn

2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan khu vực nghiên cứu

Mỗi một đơn vị CQ là một địa tổng thể thống nhất. Cấu trúc đứng của cảnh quan vừa cho biêt sự sắp xếp theo tầng của tất cả các thành phần cấu tạo, vừa thể hiện mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần trong quá trình hình thành CQ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong các thành phần tự nhiên, địa chất địa hình đóng vai trò quyết định, là nền tảng, là yếu tố nền rắn có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành loại cảnh quan.

Huyện có địa hình tương đối phức tạp, thể hiện rõ nét đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400m, địa hình có dạng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phía địa hình cao của huyện thuộc các xã: Nậm Búng, Nậm Lành, Suối quyền, Suối giàng, Suối Bu, Cát thịnh, Thượng Bằng La với độ cao trung bình từ 700 – 1.700m. Độ cao thấp nhất thuộc bồn địa Văn Chấn với độ cao 80m so với mặt nước biển. Địa hình phân hóa phúc tạp và đa dạng như vậy tạo ra sự đa dạng quá trình vận chuyển hoặc tích tụ vật chất, quá trình sườn. Hướng nghiêng của địa hình quyết định hướng di chuyển vật chất và năng lượng, các quá trình xâm thực và bóc mòn ở vùng đồi núi và tích tụ vật chất xuống khu vực đồng bằng góp phần hình thành thêm loại cảnh quan mới.

b. Khí hậu

Trong các yếu tố tự nhiên, thì khí hậu là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tất cả các thành phần tự nhiên trong CQ. Chỉ tiêu khí hậu của CQ thể hiện mối tương quan nhiệt - ẩm, lượng nhiệt và sự biến đổi theo mùa của các thành phần tự nhiên.Việc nghiên cứu các điều kiện khí hậu phát sinh thảm thực vật nhằm phục vụ cho công tác bố trí cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp là rất cần thiết. Huyện văn Chấn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng nhiệt, lượng ẩm lớn đây là điều kiện phát triển ngành nông – lâm nghiệp với sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng: nhiệt đới, cận nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên, do huyện nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng Đông Bắc và Tây Bắc do đó, khí hậu của huyện cũng thường xuyên có những biến động. Hiện tượng lũ ống, lũ quyét cùng với đó là hiện tượng sương mù, sương muối và mưa đá vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng không nhỏ tới chế độ thủy văn. Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất chỉnh chủ yếu là dựa trên hệ thống các con suối như: Ngòi Lao, Ngòi Thia... ngoài ra nguồn cung cấp nước còn ở các ao, hồ nhưng chủ yếu nhất vẫn là nước mưa. Do đó mà vào mùa hè khi mực nước của ao, hồ, các con suối xuống thấp cũng là lúc thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trầm trọng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoa màu.

d. Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng có quan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, với nền địa chất, với kiểu khí hậu thủy văn. Vì thế, trong một cảnh địa lý khó mà chỉ có một kiểu thổ nhưỡng bởi các kiểu thổ nhưỡng thay đổi rất nhanh, trong một khoảng nhỏ, phụ thuộc vào sự thay đổi nham thạch, các dạng chung địa hình, chế độ ẩm.

Trong phân cấp cảnh quan, đất là một chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định ranh giới của CQ. Đất đai cũng là một thành phần quan trọng bổ trợ cho việc phân chia các đơn vị CQ bậc thấp hơn như loại CQ và dạng CQ.

Trải qua thời kì phát triển lâu dài, dưới tác động của tổng hợp các yếu tố tự nhiên, lớp phủ thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng.

Sự phong phú về đất đai trong địa bàn của huyện là cơ sở thành tạo cấu trúc đứng và tạo lên nhiều loại cảnh quan khác nhau. Đây chính là cơ sở để quy hoạch và phát triển nông lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng.

e. Thảm thực vật

Thảm thực vật là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên. Ứng với mối loại đất khác nhau, một loại địa hình, khí hậu khác nhau ... sẽ hình thành lên một loại cảnh quan đặc trưng. Và khi các yếu tố tự nhiên đó thay đổi tất yếu sẽ hình thành lên một loại cảnh quan mới tương ứng với nó. Do điều kiện khí hậu của huyện có sự phân hóa đa dạng với chế độ nhiệt - ẩm phong phú đã hình thành tập đoàn cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới và á nhiệt đới. Cùng với đó hệ sinh thái rừng cũng phát triển mạnh nhưng ở đây chủ yếu là rừng trồng, rừng phòng hộ và rừng khoanh nuôi. Không những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thế, ở khu vực đồi cao còn hình thành nên các vừn chuyên canh cây công nghiệp như chè, bên cạnh đó các khu vực đồi thấp hình thành nên các vùng chuyên canh cây ăn quả như vùng Cam và những khu vực địa hình thấp hơn đã hình thành lên những cánh đồng lúa như cánh đồng Mường Lò – Thị Xã Nghĩa Lộ. Và xa hơn, nơi có đất phù sa của các con suối đã hình thành nên những cánh đồng hoa màu.

Như vậy, việc xác định cấu trú đứng của CQ địa lý là là xác định, đánh giá các yếu tố, thành phần tự nhiên tham gia vào quá trình hình thành CQ. Tuy mỗi yếu tố tự nhiên này đều giữ một vai trò và vị trí khác nhau trong việc thành tạo CQ, song tựu chung lại chúng đều góp phần hình thành một bức tranh cảnh quan địa lý nhiều màu sắc. Tổ hợp của các thành phần tự nhiên đó đã cấu tạo nên cấu trúc đứng CQ huyện Văn Chấn.

2.2.2.2. Đặc điểm cấu trúc ngang của cảnh quan khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu cấu trúc ngang của các cảnh quan địa lý là nghiên cứu các đặc điểm kết hợp của các đơn vị hình thái trong CQ. Cấu trúc ngang của cảnh thể hiện sự tác động tổng hợp của các quy luật tự nhiên, tạo nên bức tranh tự nhiên đặc thù cho một lãnh thổ.

Hệ thống phân loại và chỉ tiêu phân loại CQ của huyện được thể hiện như sau: Hệ > Phụ Hệ > Lớp > Phụ lớp > Kiểu > Loại.

a. Lớp cảnh quan: Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc

trưng phát sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hoá phi địa đới của tự nhiên, dựa vào tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc địa hình và phân hóa khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Phân dị của các bộ phận địa hình tạo nên cho lãnh thổ 3 lớp cảnh quan chính:

Lớp cảnh quan núi; Lớp cảnh quan đồi; lớp cảnh quan phụ trên núi ( đồng bằng). Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp cảnh quan đồi.

a. Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong

lớp cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình. Cảnh quan huyện Văn Chấn được phân chia thành 6 phụ lớp cảnh quan (Bảng 2.3):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3: Các phụ lớp cảnh quan và độ cao địa hình STT Phụ lớp cảnh quan Độ cao tuyệt đối (m)

1 Núi trung bình 700 – 1700 2 Núi thấp 300 – 700 3 Núi đá 250 – 500 4 Đồi cao 200 – 300 5 Đồi thấp 80 – 200 6 Đồng bằng < 80

c. Kiểu cảnh quan:Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt

- ẩm của lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện Văn Chấn thuộc cùng một kiểu thảm thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm. Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện Văn Chấn có lớp phủ thực vật rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

d. Loại cảnh quan:

Loại cảnh quan là một đơn vị cơ sở của bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn tỷ lệ 1:50.000. Loại CQ được phân chia dựa vào mối quan hệ tương tác của thảm thực vật và loại đất, và chịu tác động của điều kiện khí hậu, hoạt động nhân tác.

Dưới tác động của con người, CQ tự nhiên nguyên thủy đã bị biến đổi ít nhiều, các loại CQ mới hình thành. Trên thực tế, dưới tác động của con người đã có khá nhiều các hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở đây bị biến đổi thành rừng thứ sinh, trảng có, cây bụi. Tính chất và cường độ tác động của con người đã tạo nên những HST khác nhau: HST rừng trồng, HST nông nghiệp... sự phân hóa đa dạng của HST trên nhiều loại đất khác nhau, nhiều độ cao khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của các loại CQ. Tác động tổng hợp của nhiều nhân tố đã hình thành nên 58 loại cảnh quan.

+ Loại cảnh quan phát triển trên các loại đất phù sa không được bồi đắp hàng năm; đất phù sa pha cát; đất dốc tụ tập trung ở thị xã Nghĩa Lộ với cánh đồng Mường Lò gồm có 5 loại cảnh quan số: 3; 14 ( xã Phúc Sơn); 17 ( Thanh Lương); 44 ( Sơn A) và cảnh quan số 49.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cảnh quan phát triển trên các loại đất Đất feralit đỏ vàng trên đá macma bazo, trên đá macma axit, đất feralit nâu đỏ trên đá macma trung tính, đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ và gần suối và kênh rạch: 2; 4; 18; 21; 25; 28; 29; 32; 36; 37; 40; 41; 42; 45; 46; 55; 56; 57; 58.

+ Cảnh quan phát triển trên các loại đất bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất trên đá biến chất gồm các cảnh quan số: 1; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 15; 16; 20; 22; 24; 26; 27; 30; 31;35; 39; 43; 50; 51; 52; 53; 54.

2.2.2.3. Cấu trúc động lực của cảnh quan huyện Văn Chấn

Mỗi đơn vị của cảnh quan dù ở cấp nào, trong quá trình phát sinh, hình thành và phát triển luôn chịu tác động của nhân tố động lực như: năng lượng bức xạ mặt trời, sự tác động của hoàn lưu gió mùa, sự tác động của con người... Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của CQ, nên tạo ra tính nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ.

Do vị trí địa lý, hàng năm huyện nhận được nguồn năng lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Đây là nguồn năng lượng quan trọng cho mọi hoạt động tổng hợp chuyển hóa vật chất và năng lượng trong CQ. Nguồn năng lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của các quá trình phong hóa, hình thành thổ nhưỡng, thúc đẩy hoạt động của vòng tuần hoàn vật chất, nước và sinh vật, thúc đẩy các quá trình ngoại sinh và vận chuyển vật chất trong CQ. Hơn thế, nguồn năng lượng này còn là động lực cho mọi hoạt động sống trong CQ.

Chế độ gió mùa của khí hậu tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ thông qua việc thúc đẩy các quá trình tích tụ, trao đổi vật chất và năng lượng hay kìm hãm sự phát triển của CQ. Vì vậy, trong CQ các thành phần tự nhiên có tính mùa rõ nét mà biểu hiện cụ thể là tính mùa của chế độ thủy văn: trong năm có 2 mùa là mùa lũ và mùa can, mùa mưa và mùa khô. Từ đó, gián tiếp quy định tính mùa của các thành phần tự nhiên khác: như tính mùa trong sản xuất nông nghiệp, tính mùa của sinh vật trong quá trình phong hóa vật chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài nhịp điệu mùa thì nhiệp điệu ngày đêm cũng thể hiện sâu sắc trong các thành phần tự nhiên, đặc biệt là đối với sinh vật.

Tuy nhiên, thành phần tác động đến tự nhiên nhiều nhất lại là con người. Con người được đánh giá là động lực biến đổi cảnh quan mạnh mẽ nhất, chi phối mọi quá trình diễn ra trong CQ và hình thành CQ hiện tại. Tác động của con người theo nhiều chiều hướng khác nhau tùy vào mục địch hướng tới của họ. Nếu tác động tích cực như trồng rừng, phủ xanh đất trông đồi trọc... thì sẽ tạo ra sự cân bằng trong thiên nhiên, tăng sinh khối CQ, cải thiện tốt môi trường khu vực. Còn nếu là tác động tiêu cực như phá rừng, hoạt động kinh tế quá mức... sẽ làm CQ bị biến đổi và suy thoái. Và như thế hoạt động của con người đã tạo ra cảnh quan mới và cũng theo đó làm suy giảm đáng kể những CQ tự nhiên vốn có.

Như vậy, “cấu trúc động lực của CQ, cho biết động lực quyết định tính nhịp điệu của CQ. Việc nghiên cứu cấu trúc của CQ có vai trò quan trọng giúp tìm ra và phát huy những động lực thúc đẩy CQ phát triển theo chiều hướng tốt, hạn chế những khả năng phát triển theo chiều hướng xấu, bất lợi. Đây chính là cơ sở thực hiện quy hoạch CQ nhằm mục đích phát triển bền vững” [ 2 ].

2.2.2.4. Chức năng của cảnh quan

Mỗi CQ tự nhiên đều có chức năng riêng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người. Một số chức năng chính của cảnh quan: chức năng phòng hộ bảo vệ, chức năng phục hồi và bảo tồn tự nhiên, chức năng phát triển kinh tế sinh thái, chức năng sản xuất lương thực - thực phẩm và nuôi trồng thủy sản, chức năng thủy điện, chức năng xây dựng công nghiệp, đô thị.

Như vậy từ những phân tích ở trên cho thấy mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên với CQ: các yêu tố tự nhiên là cơ sở, nền tảng hình thành lên các loại CQ, Khi các loại cảnh quan đã được hình thành sẽ tác động ngược trở lại góp phần bảo vệ và trở thành động lực thúc đẩy các yếu tố tự nhiên trước đó trở lên tốt hơn. Cả hai quá trình này đều là mở đầu và kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thúc của một quá trình hình thành và phát triển, chúng bổ trợ và là động lực cho sự hình thành và phát triển mới.

2.2.2.5. Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn

Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn tỉ lệ: 1: 50.000 được thành lập trên cơ sở tổng hợp một loạt các bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. “Đơn vị cơ sở trên bản đồ là loại cảnh quan, phản ánh sự đồng nhất về mọi thành phần tự nhiên, tức là đồng nhất về địa chất, đồng nhất về địa hình, đồng nhất về khí hậu, thủy văn và thảm thực vật” [ 12 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.2: Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn

Tiểu kết chương 2:

Toàn bộ chương 2 khái quát được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội huyện văn chấn. Đồng thời xác định được đặc điểm các loại cảnh quan của huyện, từ đó thành lập lên bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn với tỷ lệ 1/ 50. 000. Bản đồ cảnh quan là bức tranh chung nhất, khái quát nhất về tình hình phát triển của các loại cảnh quan trên một lãnh thổ cụ thể. Qua đó có thể đưa ra những đánh giá, hoạch định việc sử dụng các loại cảnh quan đó vào các mục đích cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP HUYỆN VĂN CHẦN

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)