8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan, một công đoạn không thể thiếu trong nghiên cứu cảnh quan một lãnh thổ. Đặc tính đa dạng của cảnh quan cho phép đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên của mỗi vùng, từ đó đưa ra được những giải pháp, biện pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Mỗi vùng, mỗi địa phương ngoài những đặc tính chung, đồng nhất về tự nhiên của vùng miền thì đều có những phân hoá đa dạng phức tạp hoàn toàn phụ thuộc vào tính bất đồng nhất của các yếu tố thành tạo nên nó (các yếu tố hợp phần), trong đó có cả tác động của con người và hình thành nên các đơn vị tự nhiên ở các cấp khác khau có tính chất khác biệt nhau chính là các đơn vị cảnh quan. Vì vậy nghiên cứu đa dạng của cảnh quan chính là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan, làm cơ sở cho đánh giá cảnh quan để tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đây cũng là mục đích, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ.
Đối tượng của việc nghiên cứu đa dạng cảnh quan chính là hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan với nhiều cấp trong hệ thống phân vị cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu từ trên xuống như: Kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại cảnh quan; cũng có thể là các cấp đơn vị phân vùng như: Miền, khu, đới, á đới.... Đối với lãnh thổ huyệnVăn Chấn, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đơn vị trong hệ thống phân loại cảnh quan huyện Văn Chấn từ Hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu,loại và dạng cảnh quan ở tỷ lệ bản đồ là 1:50.000, trong đó đơn vị dạng cảnh quan là đơn vị cơ sở của quá trình nghiên cứu.
Dựa vào quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp và hệ thống, trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ đặc điểm phức tạp của các yếu tố hợp phần (cấu trúc đứng) và phân hoá của các đơn vị cảnh quan (cấu trúc ngang) thì cần phải làm rõ mối tác động tương hỗ, mật thiết giữa các hợp phần và quan hệ các đơn vị cảnh quan trong hệ thống phân loại của nó, từ đó làm rõ chức năng (phân tích chức năng) của các đơn vị cảnh quan để thấy được giá trị, vai trò của cảnh quan và đây là cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội (tức là khâu đánh giá cảnh quan).