8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Nghiên cứu động lực cảnh quan
Động lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan trên cơ sở nguồn vật chất, năng lượng trong cảnh quan và tác động của con người, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của cảnh quan, có thể hình thành cấu trúc và chức năng mới trong phạm vi không gian cụ thể như: Rừng thành cây bụi, cỏ hoặc cây bụi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành cây ăn quả, cây công nghiệp; đất trung tính thành đất nhiễm phèn hoặc các thay đổi bề mặt địa hình dẫn tới thay đổi cảnh quan.
Mục đích của nghiên cứu động lực Cảnh quan là Dự báo các xu hướng biến đổi của Cảnh quan nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cảnh quan một lãnh thổ luôn chịu sự tác động của các yếu tố động lực ở bên trong hoặc bên ngoài cảnh quan từ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, nguồn năng lượng được giải phóng do các hoạt động trong lòng đất...tạo nên sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong cảnh quan, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phong hoá, phân huỷ vật chất hoặc vận chuyển, chuyển đổi vật chất do xói mòn, rửa trôi (các quá trình ngoại lực)... Bên cạnh đó, hoạt động của con người cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh định hướng phát triển của tự nhiên làm thay đổi hệ sinh thái cảnh quan, làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng cảnh quan. “Có thể thấy rằng yếu tố động lực lớn nhất có tính quyết định đến sự biến đổi của cảnh quan theo chiều hướng tốt hay xấu chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người” [6 ].
Chính vì thế nghiên cứu động lực cảnh quan không chỉ làm rõ thực trạng thay đổi, phân hoá cảnh quan do các tác động tự nhiên mà còn phân tích sự thay đổi phân hoá cảnh quan do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phương án sử dụng phù hợp nhất đối với các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ.