8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cảnh quancho bố trí các ngành sản xuất
3.1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá chung
Việc lựa chọn và phn cấp chỉ tiêu đánh giá là một khâu hết sức quan trọng trong đánh giá CQ, quyết định sự chính xác, khoa học của kết quả đánh giá đối với mục đích sử dụng. Tùy thuộc vào sự phân hóa lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến ngành snr xuất để tiến hành lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá. Với mục đích là đánh giá mức độ thuận lợi của các loại CQ phục vụ cho việc phát triển bền vững nông – lâm nghiệp huyện Văn Chấn, việc đánh giá cần lưu ý đến các chỉ tiêu phát triển nông – lâm nghiệp.
Số lượng các chỉ tiêu và mức độ quan trọng của mooic chỉ tiêu đối với phát triển của mỗi ngành là khác nhau. Vì vậy, xác định trọng số cho các chỉ tiêu cần thích hợp.
Đối với chỉ tiêu đánh giá chung, các chỉ tiêu được lựa chọn thường là các đặc điểm thành phần, các nhân tố thành tạo CQ như: địa hình, khí hậu, thổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhưỡng, thủy văn.. khi đánh giá cho từng ngành sản xuất, nhóm chỉ tiêu này sẽ được lựa chọn phù hợp với đặc chưng của từng ngành sản xuất cụ thể.
a. Nhóm chỉ tiêu 1: đặc điểm địa hình lãnh thổ
Đây là nhóm chỉ tiêu được xét đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Vì địa hình là nhân tố có ảnh hưởng và chi phối trực tiếp cũng như gián tiếp đến khí hậu, sự thành tạo lớp phủ thổ nhưỡng, sự phát triển của hệ thống thủy văn, thảm thực vật, ảnh hưởng đến độ sâu mực nước ngầm, sự di chuyển của các nguyên tố hóa học trong CQ...
Địa hình cho chúng ta thấy được mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các yếu tố, thành phần tự nhiên. Vì thế khi xem xét nhân tố địa hình, các chỉ tiêu cần xem xét để đánh giá là độ cao, độ dốc, hướng sườn và mức độ chia cắt.
Độ cao, độ dốc của địa hình liên quan rất lớn đến vấn đề xói mòn, rửa trôi, sử dụng các biện pháp canh tác, khả năng tưới tiêu và sự phân bố, phân hóa cây trồng. Đây chính là chỉ tiêu để xác định ranh giới giữa hai ngành sản xuất lớn: nông – lâm nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu và theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, độ dốc nhỏ hơn 150 phù hợp với các ngành sản xuất nông nghiệp; độ dốc lớn hơn 150 phù hợp với ngành sản xuất lâm nghiệp. Ngưỡng độ dốc 150 của địa hình là cơ sở để phân biệt các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Trong khoảng giới hạn này, khi đánh giá cho từng ngành sản xuất cụ thể, cần tiến hành phân chia thành các cấp nhỏ hơn phù hợp với đặc điểm chung của từng ngành được bố trí trên lãnh thổ.
Các chỉ tiêu khác của địa hình như độ chia cắt, hướng sườn, khi đánh giá vai trò cũng cần phân chia mức đô theo mối tương quan với đặc điểm của từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó, có thể đánh giá được mức độ thích hợp nhất với từng ngành sản xuất.
b. Nhóm chỉ tiêu thứ 2: đặc điểm khí hậu lãnh thổ
Khí hậu ảnh hưởng đến mọi thành phần của CQ thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm, gió. Nhiệt độ, lượng mưa biểu hiện mối tương quan nhiệt - ẩm, quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định bộ mặt tự nhiên và chi phối việc phân hạng mức độ thích hợp, không thích hợp của điều kiện tự nhiên đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật tự nhiên, cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá còn có thể là: tổng nhiệt độ năm; nhiệt độ trung bình tháng, năm; Số giờ nứng trong năm; biên độ dao động nhiệt; tổng lượng mưa; sự phân hóa theo mùa, hướng gió...
c. Nhóm chỉ tiêu thứ 3: tập hợp các chỉ tiêu về đặc điểm của lớp phủ
thô nhưỡng
Tính chất của đất là yếu tố quyết định cũng như giới hạn quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Các chỉ tiêu về thổ nhưỡng được sử dụng để đánh giá thường là đặc điểm loại đất; mức độ thoát nước; độ dốc; cáu tượng đất; phầm trăm đá lộ, kết von đá ong trong đất; thành phần cơ giới của đất, độ phì...
Trong đó, loại đất là yếu tố tổng hợp, khái quát được nhiều đặc tính chung nhất và khả năng sử dụng của đất.
Tầng dày của đất là yếu tố sinh thái qun trọng đối với việc bố trí cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý.
Thành phần cơ giới của đất là yếu tố liên quan đến khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo độ phì cho đất.
Độ phì là một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá CQ cho mục đích quy hoạch, định hướng sản xuất nông, lâm nghiệp. Độ phì là thành phần quyết định nền tảng dinh dưỡng của các đơn vị CQ.
d. Nhóm chỉ tiêu thứ 4: nhân tố thủy văn
Thủy văn chịu sự chi phối của khí hậu. Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp bởi nó liên quan đến việc cung cáp độ ẩm cho đất, cho cây trồng và lượng nước cho chăn nuôi. Suối, ao, hồ... là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật dưới nước. Vì thế, những khu vực gần nguồn cung cấp nước sẽ rất thuận lợi cho sản xuất. Ngược lại, những vùng không giải quyết được vấn đề nước tưới, đặc biệt là trong mùa khô sẽ rất khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các yếu tố thủy văn như mạng lưới sông ngòi, tổng nguồn cung cấp nước, sự phân hóa mùa lũ, mùa cạn... đều có ảnh hưởng lớn tới tới thổ nhưỡng, thảm thực vật... từ đó chi phối sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Nhân tố thủy vưn phục vụ phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống thủy lợi hợp lý. Tình trạng và hoạt động của hệ thống thủy lợi có tác dụng điều chỉnh hoạt động tưới tiêu hợp lý hơn, góp phần quyết định sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.
Như vậy, các chỉ tiêu về địa hình, khí hậu, đất, thủy văn chủ yếu dùng để thiết lập chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp. Đánh gía cho ngành sản xuất lâm nghiệp còn có thêm một số chỉ tiêu khác như: sự tồn tại của các thảm thực rừng tự nhiên, trữ lượng gỗ, loại rừng tự nhiên, trữ lượng gỗ, loại rừng hay sự phân bố của rừng theo diện tích địa hình...
Cuối cùng cần tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố hợp phần. Đánh giá cho một ngành nào đó không phỉ là phép cộng các chỉ tiêu, mà là kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu tự nhiên, KT – XH, môi trường... nhằm làm nổi bật các nhân tố thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển mỗi ngành.
3.1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất
Mỗi một ngành kinh tế lại có đặc thù riêng, vì vậy khi lựa chọn chỉ tiêu đánh giá CQ cần lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp. Với ngành nông, lâm nghiệp - ngành sản xuất phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, các chỉ tiêu được đưa ra (Bảng 3.1) :
Bảng 3.1: Bảng hệ chỉ tiêu đánh giá cho phát triển nông nghiệp [ 6 ].
Ngành kinh tế Hệ chỉ tiêu
Ngành nông nghiệp
- Tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, thung lũng, đồi
thoải, đồi lượn sóng...
- Mức độ chia cắt địa hình không lớn.
- Độ dốc đị hình không lớn < 150 dễ thoát nước, tưới – tiêu thuận lợi đảm bảo nước tưới vào mùa khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngành lâm nghiệp
- Độ phì nhiêu của đất cao. - Tầng dày đất lớn.
- Điều kiện khí hậu , thủy văn thuận lợi: tổng nhiệt độ năm lớn hơn 70000
c, tổng lượng mưa năm lớn hơn 1 500mm.
- Độ dài mùa lạnh ngắn hơn 3 tháng, mùa khô không quá 5 tháng.
- Thảm thực vật hiện tịa cây trồng hay các khu vực không còn rừng.
- Điều kiện giao thông thuận tiện.
- Tập hợp các kiểu, dạng địa hình đồi, núi có độ dốc > 150.
- Các loại đất khác nhau vùng đồi núi không có khả năng phát triển nông nghiệp.
- Vùng đất trống hoặc chỉ được che phủ bởi thảm cỏ, cây bụi trên địa hình dốc.
- Các CQ có chức năng phục hồi, bảo tồn, sử dụng bền vững nhưng có thể kết hợp phát triển theo mô hình nông lâm kết hợp.
- Đá kết von, đá ong trong đất không vượt quá 15 %. - Tổng lượng mưa năm > 1200mm.
- Thảm thực vật là các loại rừng từ nghèo đến rừng giàu, rừng phòng hộ đầu nguồn đến các đai rừng phòng hộ nông nghiệp.
- Thảm thực vật hiện tại là thảm cây trồnghay các khu vực không còn rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ chỉ tiêu này được đề ra dựa trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu có trước và cưn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố thành tạo CQ, đặc điểm CQ huyện nghiên cứu cũng như nhu cầu sinh thái cây trồng vật nuôi.
3.1.2.3. Một số lưu ý trong đánh giá
- Đánh gía mức độ thuận lợi của các loại CQ cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp huyện Văn Chấn được thực hiện theo bước: so sánh khả năng đáp ứng của các loại CQ đối với từng loại sản xuất. Việc đánh gía thực hiện bằng cách cho điểm các chỉ tiêu của CQ có nhân với trọng số. Phân cấp thang điểm theo các mức độ thuận lợi khác nhau. Thang điểm được chia làm 3 cấp:
+ Rất thuận lợi ( 3 điểm).
+ Thuận lợi trung bình (2 điểm). + Ít thuận lợi ( 1 điểm).
- Bậc trọng số được xác định tùy theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với từng ngành sản xuất cụ thể. Bậc trọng số được chia thành 3 cấp:
+ Nếu ít ảnh hưởng mang tính chất quyết định: bậc trọng số 3. + Nếu ảnh hưởng mạnh: bậc trọng số là 2.
+ Nếu ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể: bậc trọng số là 1. - Điểm đánh giá chung của CQ càng cao thì CQ đó càng có nhiều điều kiện thuận lợi đối với ngành sản xuất cần đánh giá. Mỗi cấp thuận lợi tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách điểm ∆D của các cáp mức độ thuận lợi được tính theo công thức:
∆D = Dmax Dmin
M Trong đó: Dmax – điểm đánh giá chung cao nhất. Dmin – điểm đánh giá chung thấp nhất M – cấp mức độ thuận lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quá trình đánh giá những CQ nó chứa đựng một yếu tố giới hạn đối với ngành sản xuất cần đánh giá, thì CQ đó không được dựa vào đánh giá. Chỉ đánh giá những CQ có khả năng cho phát triển ngành sản xuất đó.