8. Cấu trúc của luận văn
1.4.5. Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan
Là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể (các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan) và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường.
1.4.6. Hệ thống các phƣơng pháp đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp. Phương pháp đánh giá cảnh quan thực chất đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX ở những khía cạnh khác nhau như: thích nghi sinh thái (mức độ thuận lợi), hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của xã hội; Năm 1973 Mukhina đã đưa ra phương pháp và nguyên tắc đánh giá kỹ thuật các tổng hợp thể tự nhiên. Trong vài thập kỷ gần đây để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ, công tác đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho các mục đích cụ thể ngày càng phổ biến và đạt được nhiều kết quả to lớn. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý tổng hợp tham gia vào quy hoạch các cùng lãnh thổ Liên Xô (cũ) như Cộng hoà Ucraina, Liên bang Nga, ...các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Các công trình có ý nghĩa thực tiễn lớn và đồng thời đã xây dựng phương pháp luận, nguyên tắc, phương pháp đánh giá cảnh quan thiết lập nên một khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu riêng đó là Đánh giá tổng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi: hay còn gọi là đánh giá tiềm năng sản xuất các địa tổng thể của Mukhina (1973) là phương pháp đánh giá truyền thống, đặc trưng của địa lý tự nhiên ứng dụng. Hiện nay ngoài các phương pháp đánh giá cảnh quan truyền thống còn có các phương pháp hỗ trợ như: Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976, 1981), đánh giá đất tự động (sử dụng phần mềm ALES), hệ thống thông tin địa lý (Công nghệ GIS), phân tích các nhân tố.
Do độ phức tạp của công tác đánh giá nên không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung mà các giai đoạn đánh giá theo yêu cầu với cấp độ từ thấp đến cao. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn đánh giá chung hay đánh giá sơ bộ, còn gọi là đánh giá thích nghi, là đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên theo các vùng lãnh thổ mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau, đánh giá mức độ “thuận lợi ” hay mức độ “thích hợp ” của cảnh quan hoặc các hợp phần của chúng đối với một dạng hoạt động kinh tế nào đó. Ở mức độ cao hơn là đánh giá kinh tế, đây là hình thức đánh giá sâu hơn về giá trị và hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất. Mỗi kiểu đánh giá có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi lựa chọn các phương pháp phù hợp, kiểu đánh giá phổ biến nhất trong nghiên cứu địa lý tổng hợp những thập kỷ gần đây là kiểu đánh giá thích nghi hay còn gọi là đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích phát triển các ngành sản xuất, đây là giai đoạn đánh giá trước đánh giá kinh tế, làm cơ sở khoa học quan trọng để tiếp tục đánh giá kinh tế - kỹ thuật và là cơ sở để xây dựng các luận chứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với từng lãnh thổ riêng biệt[ 6 ].
Để thực hiện các nội dung của đánh giá cảnh quan, sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ và đối tượng đánh giá thì cần thực hiện một quy trình gồm như sau :
-« Lập bảng thống kê đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ và xác định nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng. Đây là cơ sở để lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá » [ 6 ]. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu mà mức độ chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác nhau. Thông thường các dữ liệu thực tế không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vì vậy đây là một trong những bước khó khăn cần khắc phục.
- Lựa chọn chỉ tiêu và yếu tố đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng quyết định độ chính xác của các kết quả đánh giá, vì vậy cần được nghiên cứu lựa chọn một cách khoa học và phù hợp. Thông thường chỉ tiêu đánh giá bao gồm các đặc điểm của các yếu tố khí hậu, đặc trưng của địa hình, của thổ nhưỡng. Tuy nhiên khi đánh giá cho từng ngành sản xuất hay từng loại cây trồng thì số lượng và thành phần của các chỉ tiêu lựa chọn phải phù hợp với đặc tính sinh thái của các loại cây, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành sản xuất và phạm vi nghiên cứu của lãnh thổ. Lựa chọn chỉ tiêu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Các chỉ tiêu lựa chọn phải có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
+ Các chỉ tiêu lựa chọn có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng đánh giá.
+ Số lượng các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau đối với các đối tượng đánh giá và còn phụ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu.
Trong lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cần xác định các nhân tố giới hạn, tức là các nhân tố hoàn toàn bất lợi cho đối tượng và những đơn vị cảnh quan có chứa đựng các yếu tố này thì có thể không cần đánh giá.
- Xây dựng thang điểm đánh giá: tức là sau khi lựa chọn chỉ tiêu thì tiến hành phân bậc các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phân ra một số bậc.
- Đánh giá cho từng ngành cụ thể và đánh giá tổng hợp gồm đánh giá thành phần còn gọi là đánh giá riêng, đánh giá chung và đánh giá tổng hợp.
- Mô tả phân tích các kết quả đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển phù hợp nhất với cảnh quan, đưa ra những kiến nghị sử dụng hợp lý cảnh quan và thành lập bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các bước tiến hành nghiên cứu cảnh quan bao gồm : công tác chuẩn bị, điều tra đánh giá tổng hợp, đề xuất định hướng sử dụng : (Bảng 1.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1 : sơ đồ các bƣớc tiến hành làm luận văn
Tiểu kết chương 1:
Chương 1 là công tác chuẩn bị các tài liệu và xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, quan điểm, phương pháp nghiên cứu. Từ đó lên kế hoạch thực hiện, đó chính là cơ sở, nền tảng, bước đệm đặt nền móng cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp của huyện.
1.Công tác chuẩn bị - Tổng quan tài liệu
- Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, quan điểm, phương pháo nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
2. Điều tra, đánh giá tổng hợp
Các nhân tố thành tạo Phân loại cảnh quan, đặc điểm cảnh quan
Các nhân tố tự nhiên Địa chất, địa hình Khí hậu, thủy văn Thổ nhưỡng, sinh vật
Các nhân tố kt – xh Dân cư – lao động Các hoạt động kinh tế
Thực trạng kinh - tế xã hội Xây dựng bản đồ cảnh quan
Xây dựng bản đồ đánh giá cảnh quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý
Văn Chấn là huyện vùng miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 1040 53’ kinh độ Đông, cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 73 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, tổng diện tích tự nhiên 1.224 km² (2004). Bao gồm 3 thị trấn: thị trấn nông trường Liên Sơn, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn nông trường Trần Phú và 28 xã: Sơn Thịnh ( huyện lỵ), Suối Bu, Suối Giang, Suối Quền, Đồng Khê, Tân Thịnh, Trấn Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Đại Lịch, Phù Nham, Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Nghĩa Sơn, Sơn Lương, Nậm Lành, An Lương, Nậm Mười, Sùng Đô, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Cát Thịnh, Sơn A ( Hình 2.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
`
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ranh giới hành chính của huyện: Phía Bắc giáp huyện Văn Yên.
Phía Tây giáp các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu.
Phía Đông giáp huyện Trấn Yên, và huyện Yên Lập, Tân Sơn(Phú Thọ). Phía Nam giáp huyện Phù Yên (Sơn La).
Về vị trí địa lý - kinh tế, Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái. Văn
Chấn cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 73 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Đặc điểm địa chất, địa hình a. Đặc điểm địa chất
Nghĩa Lộ nằm trong vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Indonixit với hệ thống kiến tạo địa máng mang đậm nét của vùng Tây Bắc Việt Nam. Nằm ở trung tâm vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, độ cao trung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc.
b.Đặc điểm địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.
Đồng bằng Mường Lò, phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông; phía Tây là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9 xã vùng đồng bằng Mường Lò. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây là thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp muôn đời.
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách hùng vĩ.
2.1.2.2. Khí hậu, thủy văn a. khí hậu
Vị trí địa lý và địa hình đó đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậu mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Tây Bắc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có 4 mùa rõ rệt. mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến - 3oC. Tổng nhiệt độ cả năm đạt 7.500 – 8.100 oC Nhiệt độ trung bình của cả năm là 22,50C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 27,40
C, trung bình tháng thấp nhất là 16,40C. Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1700 giờ, cao hơn các nơi khác trong tỉnh. Lượng bức xạ nhiệt luôn dương tạo ra các sinh khối lớn thuận tiện cho sự phát triển của cây lúa và các loại cây hoa quả có hạt như nhãn, vải...
Lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Với lượng mưa trung bình một năm từ 1400mm-1600mm, Số ngày mưa trong năm 140 ngày, là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh. Mưa lớn tập trung vào các tháng 5, 8; mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11, 12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm Nghĩa Lộ thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm bình quân từ 83% - 87%, thấp nhất là 50%. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
b. Thủy văn
Văn Chấn nằm trên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trung bình là 400m, đỉnh núi cao nhất có độ cao là 2.065m và có điểm thấp nhất là 300m. Địa hình Văn Chấn phức tạp có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, do vậy địa hình phân cắt thành các dải xen kẽ giữa núi cao, đồi thấp là các thung lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như vùng lòng máng từ Sơn Lương đến Nậm Búng, vùng đồng bằng Mường Lò, vùng lòng máng Sơn Thịnh - Đồng Khê, vùng lòng máng Cát Thịnh - Thượng Bằng La.
- Nước mặt: Trên một diện tích hẹp, song chế độ thủy văn ở đây khá phong phú, được cung cấp bởi lượng nước chảy tràn với lượng mưa trung bình của huyện là 1400mm-1600mm, ngoài ra còn được cung cấp bởi hệ thống hồ và các con suối.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 3 hệ thống sông ngòi, suối lớn: + Hệ thống suối ngòi Thia: Ngòi Thia là nguồn phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Hồng, được bắt nguồn từ vùng núi Trạm Tấu với chiều dài 165km, đoạn chảy qua thị xã khoảng 5km. Độ cao bình quân của lưu vực Ngòi Thia tới 907km, độ chênh lệch lưu lượng giữa mùa lũ và mùa cạn lên tới 480 lần. Có diện tích lưu vực 824km2, gồm các nhánh: Ngòi Thia, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông.
+ Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66km, có diện tích lưu vực là 510km2 gồm các nhánh: Ngòi Phà, Ngòi Tú, Ngòi Mỵ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hệ thống suối Ngòi Hút có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn là 397km2, hệ thống này có nhiều suối nhỏ.
Các hệ thống suối trên địa bàn huyện Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao có độ dốc lớn nên có nguồn năng lượng rất lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế, nhưng cũng dễ gây nên các sự cố môi trường.
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên