Một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 104 - 122)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ 3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đến năm 2016

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong đấu thầu xây dựng

3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh

Thông qua hoạt động marketing Công ty sẽ gây dựng được uy tín của mình trên thị trường xây dựng, tạo dựng được lòng tin của khách hàng đồng thời giúp Công ty có được thông tin quý giá về hoạt động của thị trường đấu thầu, biến động về giá cả vật liệu xây dựng, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, Công ty định hướng được chiến lược kinh doanh đúng đắn đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu tìm kiếm việc làm.

Công ty cần thành lập một bộ phận chức năng phụ trách công tác marketing trực thuộc phòng Kinh tế - Đầu tư và phải đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động marketing trong đấu thầu. Các cán bộ của bộ phận này phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ marketing, năng động, nhiệt tình, có đủ năng lực thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông, mở rộng cơ hội tham gia dự thầu và trúng thầu.

Công ty cần tăng cường quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí,… Công ty có thể tiến hành quảng cáo trên các phương tiện báo chí, truyền hình bằng những chứng nhận cụ thể các công trình đã xây dựng đạt chất lượng và tiến độ. Công ty cần chủ động tham gia vào các hoạt động mang tính chất cộng đồng như xây dựng nhà tình nghĩa, tài trợ cho các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, các chương trình truyền hình, các hoạt động từ thiện. Công ty cần cập nhật thông tin thường xuyên, làm phong phú hơn nữa nội dung cho trang tin điện tử của Công ty để thu hút người truy cập.

2. Tăng cường liên danh, liên kết vi các doanh nghip khác

Đối với những gói thầu đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hay yêu cầu cao về năng lực tài chính, Công ty vẫn chưa đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia mà chỉ có thể là thầu phụ. Với vai trò thầu phụ thì khối lượng công việc thực hiện rất ít, giá cả thường bị các nhà thầu chính khống chế, không có quyền chủ động trong công việc, không được chủ đầu tư đánh giá cao về kinh nghiệm. Do vậy, giải pháp tốt nhất là liên danh trong đấu thầu.

Việc liên danh trong đấu thầu giúp Công ty đem lại lợi ích về việc làm cho đội ngũ lao động. Đồng thời, đem lại một lợi ích khác quan trọng hơn đó chính là bổ sung hồ sơ năng lực kinh nghiệm cho Công ty, sau này khi tham gia những gói thầu tương tự doanh nghiệp không cần phải liên danh, mặt khác đó là cơ hội để tích luỹ những kinh nghiệm về tổ chức, về quản lý, về kỹ thuật

thi công những công trình phức tạp mà không tốn chi phí học hỏi. Để giải pháp này thực sự mang lại hiệu quả thì trước khi tham gia liên danh đấu thầu cỏc bờn sẽ ký hợp đồng liờn danh để phõn chia rừ phạm vi cụng việc, khối lượng thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi mà mỗi thành viên liên danh đảm nhận tương ứng với năng lực và kinh nghiệm của mình, cùng nhau hợp tác để phát triển.

3. Nâng cao cht lượng, thi công đúng tiến độ để nâng cao uy tín Công ty Chất lượng của công trình sẽ gắn liền và khẳng định thương hiệu của Công ty, là một trong những nhân tố giúp nâng cao năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Để nâng cao chất lượng công trình, thi công đúng tiến độ và an toàn lao động, Công ty cần chú trọng đến các biện pháp sau:

- Quản lý chất lượng công trình trong quá trình chuẩn bị thi công: Tiến hành khảo sát, điều tra về địa chất và thuỷ văn tại nơi công trình xây dựng; nghiên cứu lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị bảo đảm chất lượng, chuẩn bị phương án về các thiết bị thí nghiệm hiện trường, lựa chọn các cán bộ kỹ thuật, công nhân có đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công việc;

- Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công: Tại các công trường thi công phải thành lập bộ phận quản lý kỹ thuật, chất lượng. Các cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng phải thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế, an toàn lao động trên công trường. Từ đó, chấn chỉnh, có những biện pháp xử lý kịp thời với những vi phạm về chất lượng, an toàn lao động. Công việc trước phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, được nghiệm thu thì mới cho phép thực hiện bước công việc tiếp theo. Cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý chất

lượng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về chất lượng công trình mà mình nghiệm thu;

- Trong quá trình triển khai dự án, cần bám sát tiến độ thi công, điều chỉnh kịp thời tiến độ thi công của các hạng mục (nếu xét thấy cần thiết) để hoàn thành đúng tiến độ của dự án.

Kết luận chương 3

Từ những mục tiêu trước mắt và định hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty. Đó là các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực về nguồn nhân lực, năng lực về máy móc thi công, năng lực lập hồ sơ dự thầu, đây cũng là những vấn đề rất cơ bản, quan trọng trong hiện tại cũng như trong tương lai của Công ty. Ngoài ra, những giải pháp tăng cường công tác marketing, tăng cường liên danh liên kết và nâng cao chất lượng công trình xây dựng cũng là những vấn đề quan trọng mà Công ty cần quan tâm đến nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của mình và mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ở nước ta hiện nay, đấu thầu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của nền kinh tế, ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước hoàn thiện.

Cạnh tranh để thắng thầu trong xây dựng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

- Luận văn tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến đấu thầu và năng lực đấu thầu xõy dựng. Luận văn đó làm rừ cỏc khỏi niệm về đấu thầu, đấu thầu xây dựng và năng lực đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp;

- Đưa ra được hệ thống các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí để đánh giá năng lực đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp và những kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực đấu thầu của doanh nghiệp;

- Luận văn đã phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng và năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà. Từ đó, nêu ra những kết quả Công ty đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan hạn chế năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty.

Đấu thầu và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là một lĩnh vực hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, do thời gian nghiên cứu và trình độ của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi

những khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này.

2. Kiến nghị

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tác giả đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho nhà thầu.

Năng lực tài chính là vấn đề nan giải nhất của các nhà thầu. Các nhà thầu phải đi vay để lấy nguồn vốn sản xuất kinh doanh với lãi xuất cao trong khi tình trạng chủ đầu tư nợ đọng khối lượng thanh toán cho nhà thầu diễn ra phổ biến do nhiều nguyên nhân. Lượng hàng tồn kho trong bất động sản hiện nay quá lớn dẫn đến các doanh nghiệp xây dựng bị ứ đọng vốn trong bất động sản. Do vậy, Nhà nước cần có thực hiện kiên quyết các giải pháp mang tính đồng bộ để giải phóng hàng tồn kho trong bất động sản và đưa các nhà thầu xây lắp thoát khỏi tình trạng bị nợ đọng khối lượng thanh toán như hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu Hiện nay, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng được quy định cả ở Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu, trong khi quy định về đấu thầu mua sắm vẫn còn sơ sài, chủ yếu vẫn dựa trên các quy định của đấu thầu xây dựng là không hợp lý. Do vậy, đề nghị Nhà nước sớm sửa lại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng cho phù hợp, nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện.

Để tăng cường tính minh bạch, công khai và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu, đề nghị Nhà nước thống nhất các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực nhà thầu.

Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường các công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy định về đấu thầu.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự lành mạnh của môi trường cạnh tranh đấu thầu và đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ ngân sách và vốn vay của nước ngoài.

Nhà nước cần tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các qui định về đấu thầu, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Theo đó, cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch do người quyết định đầu tư phê duyệt, để chủ động trong công tác kiểm tra, cơ quan kiểm tra cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, việc kiểm tra này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu như: kiểm tra kế hoạch đấu thầu được duyệt; trình tự thực hiện đấu thầu; tình hình thực hiện hợp đồng; quá trình sử dụng và quản lý vốn đầu tư.

Kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất các dự án, nội dung kiểm tra cần tập trung làm rừ một số nội dung chủ yếu như: kiểm tra tớnh phỏp lý của các dự án; kinh nghiệm, năng lực hành vi dân sự của nhà thầu; trình tự thực hiện dự án; kết quả lựa chọn nhà thầu; những vướng mắc, thắc mắc của các bên tham gia dự thầu.

Sau khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cần có kết luận gửi cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, gửi kết luận thanh tra và kiến nghị của mình cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo cân đối tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà các năm 2009, 2010, 2011, 2012.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/2/2009 hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 Quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BKH ngày 04/01/2011 Quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu;

5. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

6. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

7. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

8. Chính Phủ Việt Nam (2009), Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

9. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

10. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ- CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

11. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

12. Chính phủ Việt Nam (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

13. Trần Minh Đạo (1998), Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Ngô Đình Giao (Chủ biên) (1997), Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Phú (2010), Kinh tế đầu tư công trình thủy lợi, Tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

17. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính 18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng

16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009.

21. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Giáo dục.

22. Trịnh Quốc Thắng (2009), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Hà Nội.

23. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án nâng cao, Tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

24. Các website:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn - Bộ Xây dựng: http://www.moc.gov.vn

Phụ lục 2.1: Bảng kê máy móc, thiết bị của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà

TT Tên máy móc, thiết bị Nước

sản xuất

Số

lượng Đặc tính kỹ thuật chính

I. Thiết bị xử lý nền móng

1 Máy búa đóng cọc NIPPON, SHAYO D308,D408 Nhật 2 2,5-3,5 tấn 2 Xe cẩu đóng cọc NIPPON SHAYO D508 Nhật 1

3 Búa rung Nhật 02 60 KW/h

4 Búa KOBELKO Nhật 1 3,5 tấn

5 Búa rung cừ larsen Nhật 1 4,5 tấn

6 Búa đóng cọc D70 Diezen Trung Quốc 1 7 tấn

7 Máy ép cọc EC-150T Nhật 3 150 tấn

8 Cừ larsen dài 8-12m Nhật bản 8000 m

9 Máy bơm nước Liên doanh 06 18,5 m3/phút

II. Máy làm đất

1 Máy ủi DZ171 Nga 2 168 CV

2 Máy đào bánh xích KOMATSU Nhật 1 0,8 m3

3 Máy đào HITACHI Nhật 2 1,2-1,5 m3

4 Máy đào HUYDAI - 140W Hàn Quốc 1 0,6 m3

TT Tên máy móc, thiết bị Nước sản xuất

Số

lượng Đặc tính kỹ thuật chính 5 Máy đào HUYDAI - 170W Hàn Quốc 1 0,8 m3

6 Máy xúc CAT- 910E Mỹ 1 1,5 m3

7 Máy xúc lật HITACHI Nhật 1 2,0 m3

8 Máy xúc lật CAT 910E Hàn Quốc 1 1,5 m3 9 Máy xúc lật HITACHI Hàn Quốc 1 2,0 m3

10 Máy đầm đất MIKASA Nhật 4

11 Máy đầm đất TACOM Nhật 2

12 Máy đầm đất TACOM Nhật 3

III. Phương tiện vận tải

1 Ôtô HUYNDAI tự đổ Hàn Quốc 2 15 tấn

2 Ôtô tự đổ Hàn Quốc 2 10 tấn

3 Ôtô vận tải thùng HUYNDAI Hàn Quốc 2 2,5 tấn 4 Xe vận chuyển bê tông SSANGYONG Hàn Quốc 2 6 m3 5 Xe V/chuyển bê tông HUYNDAI Hàn Quốc 14 6 m3

IV. Máy xây dựng

1 Máy bơm bê tông TPH 60 Việt Nam 2 60 m3/h

TT Tên máy móc, thiết bị Nước sản xuất

Số

lượng Đặc tính kỹ thuật chính 2 Trạm trộn bê tông Việt Nam 3 45 m3/h

3 Trạm trộn bê tông Việt Nam 2 30 m3/h 4 Trạm trộn bê tông Việt Nam 1 80 m3/h 5 Máy trộn bê tông 200-500L Việt Nam 08 2,8 - 5,5 KW

6 Máy trộn vữa Trung Quốc 6 120L, 200L

7 Cần trục tháp HPCT5013 Việt Nam 2 6 tấn Cần trục tháp QTZ7520 Trung Quốc 2 12 tấn

Cần trục bánh xích Nhật 4 25-50 tấn

Cần trục tự hành bánh lốp Nhật 1 25 tấn 8 Máy vận thăng lồng Việt Nam 2 1.000 kg

- Vận thăng tải Việt Nam 3 500 kg

- Vận thăng tải Việt Nam 2 500 kg

9 Máy nén khí

- 2BM 10-50/8 Nga 1 50 m3/ph

- PDS 655 Nhật 1 18,5 m3/ph

- TQ động cơ Diezen Trung Quốc 1 2,6 m3/phút

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 104 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)