CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ 3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đến năm 2016
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong đấu thầu xây dựng
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực trình độ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Trong tất cả các nguồn lực, nguồn lực con người là quan trọng nhất.
Doanh nghiệp có phát triển bền vững được hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công nhân kỹ thuật Việc nâng cao năng lực trình độ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có tính chiến lược, có ý nghĩa kinh tế sâu sắc mà mọi nhà quản lý đều quan tâm.
Năng lực của một tập thể mạnh hay yếu là phụ thuộc vào năng của từng cá nhân, khả năng phối hợp giữa các cá nhân, giữa các bộ phận mang và tính
thống nhất của hệ thống bộ máy làm việc. Vì vậy, Công ty phải có chiến lược đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ, đồng thời cũng phải có chiến lược để tuyển dụng, thu hút người tài vào làm việc tại Công ty.
1. Nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân trong Công ty:
- Vào cuối quý III hằng năm, phòng Tổ chức hành chính phối hợp với các phòng ban, tiến hành rà soát danh sách, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty để xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo cho năm tiếp theo trình Hội đồng quản trị phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Định kỳ hàng năm, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cả về lý thuyết lẫn thực hành tay nghề cho công nhân trong toàn công ty bằng cách gửi đi đào tạo ở trường công nhân kỹ thuật hoặc đào tạo tại chỗ dưới sự hướng dẫn của các công nhân có tay nghề cao. Tổ chức các đợt thi tay nghề giỏi, qua đó giúp các công nhân trẻ có điều kiện tiếp xúc, học hỏi từ các công nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao, đồng thời khuyến khích được công nhân trong công ty nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.
- Đầu tư mua các phần mềm mới phục vụ công tác thiết kế, lập dự toán, định giá, thường xuyên có kế hoạch nâng cao và rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kiến thức về đấu thầu, quản lý xây dựng cho cán bộ tham gia công tác đấu thầu của Công ty nhằm nâng cao năng lực lập hồ sơ dự thầu, triển khai dự án.
- Công ty cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật ở các đội xây lắp. Lực lượng này tuy không trực tiếp tham gia vào quyết định đến công tác đấu thầu nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công công trình quyết định đến chất lượng công trình, đến uy tín của Công ty. Đối với những nhân viên mới tuyển
cần có kế hoạch đào tạo lại để quen với thực tế và phù hợp với công việc cụ thể của Công ty.
2. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Để đảm bảo có đủ nhân lực thi công các công trình đã ký hợp đồng, đảm bảo tiến độ, chất lượng và uy tín với chủ đầu tư, Công ty cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, có chế độ đãi ngộ với những cán bộ có tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao, những công nhân lành nghề đã gắn bó lâu dài với Công ty;
- Đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, ưu tiên việc tăng lương và các chế độ khác cho người lao động để họ có được thu nhập tương đối để đảm bảo cuộc sống gia đình;
- Công ty phải có quan hệ thường xuyên với các trường dạy nghề, trường trung cấp, trường đại học, có kế hoạch tài trợ học bổng cho các sinh viên khá, giỏi cam kết làm việc lâu dài ở Công ty để có thể tuyển dụng được các cán bộ, công nhân có trình độ, chất lượng cao;
- Tuyển dụng, bổ sung thêm cán bộ có trình độ và kinh nghiệm cho phù hợp với từng thời điểm để đảm bảo hoàn thành các công việc nhận tham gia thi công. Đối với các công việc mới, khó, phức tạp, có thể tìm các chuyên gia uy tín để thuê làm việc theo dự án, theo thời gian, giúp Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời thông qua đó đào tạo cho cán bộ của Công ty thêm kinh nghiệm trong các công việc tương tự;
- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên bằng kết quả và hiệu quả công việc, khen thưởng động viên kịp thời bằng cả vật chất lẫn tinh thần để tạo khí thế thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tính chủ động, sang tạo trong công việc của cán bộ, công nhân viên;
- Trên các công trường thi công, phải bố trí nhân công hợp lý, những bộ phận đòi hỏi kỹ thuật cao thì nên dùng thợ có tay nghề còn những công việc mang tính chất đơn giản thì nên thuê thêm công nhân ngoài theo hợp đồng thời vụ, để đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình. Có kế hoạch điều động nhân sự linh hoạt và khoa học giữa các dự án, các bộ phận khi cần thiết;
- Quan hệ với các đối tác cung cấp lao động thời vụ ở các địa phương để tạo nguồn cung cấp nhân công cho các công trình thi công cần nhiều lao động phổ thông.
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi