1.2. Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1.2.2. Khái niệm và phân loại khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
1. Khái niệm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp là sự cố gắng giành được quyền thực hiện các dự án thông qua gọi thầu với điều kiện thuận lợi và tối ưu nhất trên cơ sở nguồn nội lực và ngoại lực có khả năng khống chế được của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội. Cụ thể, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có thể được hiểu trên các khía cạnh sau:
- Theo nghĩa hẹp, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm...thể hiện tính ưu việt của mình so với nhà thầu khác nhằm thỏa mãn các yêu cầu của bên mời thầu nhằm đảm bảo thắng thầu xây dựng công trình. Cách hiểu này chỉ giới hạn ở khâu đấu thầu và bó hẹp cạnh tranh trong một công trình nhất định mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh tham gia nhiều công trình khác nhau và đối thủ cạnh tranh ở mỗi cuộc đấu thầu có thể khác nhau; do đó, rất khó xác định được tính toàn diện của cạnh tranh trong quá trình đấu thầu. Do vậy, ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa rộng hơn.
- Theo nghĩa rộng, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự ganh đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá bỏ thầu... nhằm đảm bảo trúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng, mục đích và kết quả của cạnh tranh là thắng thầu, được chọn thi công công trình. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm thông tin về các chủ đầu tư, các nhà thầu khác, tình hình tài chính, giá cả, tình hình phát triển khoa học công nghệ để đưa ra các chiến lược cạnh tranh đúng đắn trong các cuộc đấu thầu. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào nắm bắt được thông tin sớm nhất sẽ chủ động đưa ra giải pháp phù hợp nhất, sẽ nâng cao được khả năng trúng thầu.
Theo cách hiểu này, một loạt vấn đề mà nhà thầu phải quan tâm giải quyết, từ khâu tìm kiếm thông tin, đấu thầu, thi công và bàn giao công trình.
Các khâu này không diễn ra tuần tự mà xen kẽ nhau, vì cùng một lúc, doanh
nghiệp có thể tham gia nhiều cuộc đấu thầu xây dựng. Do vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch, chiến lược, giải pháp thực hiện các công việc đó.
Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên trong) và người ta nghĩ ngay đến các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý và đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Có nội lực là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất cả các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh khác nhằm thỏa mãn đến mức tối đa các đòi hỏi của thị trường.
Trong xây dựng, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu không chỉ là lợi thế về sản phẩm (chất lượng, giá thành) mà còn có các lợi thế về nguồn lực để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực). Để tồn tại và phát triển bền vững phải không ngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như chất lượng công trình, tiến độ, biện pháp thi công, giá cả… so với đối thủ. Trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nếu doanh nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sự thất bại trong cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Cạnh tranh trong đấu thầu là việc các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ năng lực có thể và cần phải huy động của mình để giành lấy phần thắng cho doanh nghiệp trước các đối thủ cùng dự thầu.
2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
Khác với các ngành thông thường khác, các doanh nghiệp xây dựng trực tiếp gặp gỡ và cạnh tranh với nhau khi cùng tham gia đấu thầu xây lắp một công trình. Sự cạnh tranh này là do chủ đầu tư tổ chức và cũng chính chủ đầu tư sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai trong cuộc cạnh tranh đó. Vì vậy,
tham gia đấu thầu là một hình thức cạnh tranh đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện hiện nay. Có ba loại canh tranh chủ yếu:
a. Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua (chủ đầu tư - bên mời thầu) với người bán (doanh nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giá thành) hợp lý. Còn mục tiêu của doanh nghiệp xây dựng nhận thầu là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và càng ít rủi ro càng tốt.
b. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Sự cạnh tranh này chỉ xảy ra khi có nhiều chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia tranh thầu có khả năng công nghệ độc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này ít xảy ra trong nền kinh tế thị trường nhất là trong đấu thầu.
c. Cạnh tranh giữa người bán với nhau (cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng với nhau): đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt và gay go nhất của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong