Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 34 - 47)

1.2. Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng

Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp thành nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài.

1. Nhóm các nhân t bên trong

a. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Năng lực tài chính thể hiện ở qui mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh và có cơ cấu hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động.

Doanh nghiệp xây dựng có năng lực tài chính mạnh sẽ có tác động tích cực đến công tác đấu thầu nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Một mặt, nó giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tài chính để thực hiện các dự án kinh doanh, mặt khác, nó tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng hoàn thành dự án và là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài từ ngân hàng và các nhà đầu tư khác. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được xét trên hai phương diện:

- Đối với các công trình đã trúng thầu, năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư, nhà tài trợ, cơ quan chức năng, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà thầu.

- Trong đấu thầu xây dựng, năng lực tài chính của nhà thầu là một yếu tố quan trọng, là tiêu chuẩn để chấm điểm đánh giá năng lực nhà thầu. Mặt khác, với năng lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn các phương án bỏ thầu với giá hợp lý để cạnh tranh với nhà thầu khác.

Ở nước ta hiện nay, qua thực tiễn đấu thầu quốc tế, xét trên phương diện tài chớnh, cỏc doanh nghiệp trong nước thường khụng tỏ rừ được ưu thế của mình trước các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để trúng thầu các doanh nghiệp trong nước thường phải liên danh với nhà thầu nước ngoài và thường phải chịu nhiều thiệt thòi trong liên danh này.

b. Nhân tố máy móc, thiết bị, công nghệ thi công

Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là thước đo trình độ kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.

Năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tư đánh giá cao, bởi nó liên quan nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công. Để đánh giá về năng lực máy

móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Đặc tính này biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại.

- Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện để đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

- Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Từ đó, tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ mục đích cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tính đổi mới: Là sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công.

Trong đấu thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư. Một nhà thầu có năng lực máy móc thiết bị mạnh sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và đặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu. Nhiều khi năng lực máy móc (đối với những thiết bị đặc chủng) là điều kiện bắt buộc để tham gia dự thầu và trúng thầu.

c. Cơ cấu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý sẽ làm cho doanh nghiệp có được hiệu quả trong mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhờ đó tạo ra tính linh hoạt khi xử lý các thay đổi của nhân tố bên ngoài cũng như bên trong của doanh nghiệp làm giảm thiểu những thiệt hại không đáng có, đồng thời nắm bắt được cơ hội trong hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm nổi bật nhất trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp xây dựng là thay đổi nhanh chóng qua từng hạng mục công trình cụ thể. Tùy theo

từng công trình cụ thể mà bộ phận quản lý cần có các quyết định đúng đắn.

Đồng thời bộ phận quản lý cần xác định hướng đi lâu dài, đúng đắn cho doanh nghiệp mình. Do đó sự quản lý linh hoạt trong tổ chức của doanh nghiệp xây dựng là một yêu cầu rất quan trọng.

Bên cạnh đó, tổ chức quản lý của doanh nghiệp còn tạo bầu không khí phấn chấn lao động, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa ban lãnh đạo với các phòng, ban và người lao động, tạo ra sức mạnh tiềm ẩn trong doanh nghiệp.

d. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực được coi như tài sản quan trọng của doanh nghiệp, là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; qua đó, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thường được xem xét dựa trên các cấp độ sau:

- Cán bộ quản trị cấp cao (Ban giám đốc doanh nghiệp): là những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của họ. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo, chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh.

- Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đội ngũ cấp chỉ huy trung gian đứng trên cấp quản trị viên cơ sở và dưới cấp quản trị cao cấp. Trong các doanh nghiệp xây dựng, họ là các đội trưởng thi công, kỹ sư trưởng, trưởng các phòng ban.

Với cương vị này, họ vừa quản trị cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều

khiển các nhân viên khác. Ở cấp này quản trị viên có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc được thực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung.

Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh sau:

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật.

+ Cơ cấu về chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hóa cũng như khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp.

Thông thường, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và công nhân lành nghề có chuyên môn về lĩnh vực chính của doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%.

- Các chuyên viên: Đây là một trong những khác biệt so với các ngành khác, họ là những người không làm quản lý mà chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần. Đó là những kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như lập dự toán, giám sát thi công và vai trò của họ cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cá nhân người kỹ sư giám sát thi công có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình thi công một hạng mục mà họ được phân công, quyết định của họ có ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

- Cán bộ quản trị cấp cơ sở: Đây là đội ngũ các nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị của một doanh nghiệp, họ thường đảm nhiệm các chức danh đốc công, tổ trưởng, trưởng ca. Họ có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện các công việc cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do doanh nghiệp đặt ra, là những người trực tiếp điều phối lực lượng nhân công, máy móc ở công trường. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng, công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ của công trình, kịp thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp

hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, là những người có quan hệ trực tiếp với công nhân, vì vậy, họ có thể dễ dàng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, động viên và chăm lo đến đời sống của công nhân, qua đó, tạo ra sự ổn định và đồng thuận trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu chung.

- Người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp: Khi đánh giá năng lực của doanh nghiệp, bên mời thầu thường chú ý rất nhiều đến trình độ tay nghề và khả năng huy động lực lượng lao động trực tiếp của doanh nghiệp, họ là công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên trên công trường. Đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm, số lượng và cơ cấu hợp lý là một lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, chăm lo đến đời sống của người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu nhằm tạo ra sự ổn định, tăng cường uy tín và năng lực của doanh nghiệp.

Các yếu tố trên có vai trò quan trọng khi doanh nghiệp tham gia dự thầu, doanh nghiệp phải trình bày với chủ đầu tư. Nếu một nguồn nhân lực tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư sẽ được đánh giá cao.

e. Hoạt động marketing của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh, hoạt động quảng cáo, tiếp thị (marketing) là một công cụ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như các ngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chất lượng của của những công trình đã thi công để khách hàng

xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời của thông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường; thường xuyên tìm hiểu, tiếp xúc với các chủ dự án, bạn hàng, đối tác và với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền, quảng cáo về doanh nghiệp mình. Gây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức khó khăn, tuy nhiên, khi đã gây dựng được danh tiếng, thương hiệu có uy tín thì nó trở thành một trong những nhân tố hết sức quan trọng, có tác động lớn, quyết định không nhỏ đến việc thắng thầu của doanh nghiệp. Do vậy, việc tạo danh tiếng, thương hiệu và sự tin cậy trên thị trường sẽ tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

f. Khả năng liên danh, liên kết

Liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân để tạo ra một pháp nhân mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ để thực hiện một mục tiêu kinh doanh nhất định. Việc mở rộng các hình thức liên danh, liên kết là một giải pháp quan trọng, thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của những công trình có quy mô lớn và mức độ phức tạp cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng. Đây là sự thích ứng của doanh nghiệp trước đòi hỏi của cơ chế thị trường.

Quá trình liên danh, liên kết có thể được thực hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc. Liên danh, liên kết theo chiều ngang là sự hợp tác của doanh nghiệp cùng ngành với nhau để thực hiện các dự án lớn. Liên danh, liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa doanh nghiệp xây dựng với các doanh

nghiệp khác (ví dụ với doanh nghiệp sản xuất nội thất, khai thác vật liệu xây dựng, thi công điện nước, sản xuất trang thiết bị…) với mục đích giảm giá thành, khai thác, sử dụng một cách tối đa máy móc, công nghệ.

Hiện nay, trong đấu thầu xây dựng, liên danh, liên kết diễn ra theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và dưới các hình thức chủ yếu như:

- Liên danh, liên kết tham gia dự thầu. Đây là hình thức các nhà thầu hợp tác, liên kết với nhau thành một nhà thầu để tham gia dự thầu. Nhà thầu mới có năng lực mạnh về tài chính, nhân lực và kỹ thuật dựa trên năng lực của các nhà thầu liên kết. Điều này sẽ tăng sức mạnh về tài chính, nhân lực, kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

- Liên danh, liên kết hình thành các tập đoàn xây dựng. Là hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế, thúc đẩy nâng cao trình độ tập trung vốn trong ngành xây dựng. Tập đoàn xây dựng có thể hoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng. Với tiềm năng mạnh mẽ về kinh tế và kỹ thuật, tập đoàn xây dựng có vị trí và khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng.

g. Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu

Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu. Nhà thầu xây dựng có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu.

Để lập hồ sơ dự thầu tốt, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: môi trường đấu thầu, dự án đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự án, lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá dự thầu.

- Tìm hiểu môi trường đấu thầu: Đó là việc điều tra các điều kiện thi công, tự nhiên, kinh tế và xã hội của dự án, những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới phương án thi công và giá thành công trình. Điều tra đặc điểm vị trí của hiện trường thi công như vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa chất, giao thông vận

tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật tư, nguyên liệu, giá cả, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, lao động phổ thông, khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm. Các số liệu, thông tin trên cần điều tra trong một thời gian ngắn đòi hỏi trình độ tổ chức, chuyên môn, phương tiện của đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu.

- Nghiên cứu dự án đấu thầu: đòi hỏi phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu, mức độ phức tạp về kỹ thuật, yêu cầu tiến độ, thời hạn hoàn thành hạng mục và hoàn thành tổng thể công trình, nguồn vốn, phương thức thanh toán…

- Lập biện pháp tổ chức thi công: là khâu quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến giá dự thầu. Có một biện pháp thi công hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thi công công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hạ được giá thành.

- Xây dựng giá dự thầu: là một khâu phức tạp với những yêu cầu nghiêm ngặt cần tuân thủ, đây là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu. Công việc này đòi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và kịp thời của các bộ phận chuyên môn khác nhau.

Lập hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện thường diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế. Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản để bên mời thầu xem xét khi xét thầu.

h. Năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này được thể hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:

- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)