Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 66 - 76)

Những nhân tố bên trong như tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị thi công, hoạt động marketting có ý nghĩa trực tiếp và quyết định đến khả năng cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu xây dựng.

1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính có tầm quan trọng quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng. Trong đấu thầu xây dựng, năng lực tài chính là cơ sở để đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, lập biện pháp thi công, quyết định tiến độ thi công và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phương án lựa chọn giá dự thầu; mặt khác nó còn là yếu tố quyết định đến việc bảo đảm dự thầu.

Để đánh giá năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trên thị trường cạnh tranh, có thể so sánh thực trạng tình hình tài chính của Công ty với một số doanh nghiệp xây dựng khác.

Bảng 2.3: So sánh năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, năm 2012 với một số đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: Tỷ VN đồng STT Công ty Chỉ tiêu Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Thanh Bình Hà Nội Công ty Cổ phần Sông Đà 11 1 Tổng nguồn vốn 370,984 1.881,183 16,005 555,639 2 Tổng nợ phải trả 341,710 1.706,811 12,377 378,098 3 Vốn chủ sở hữu 29,274 174,372 3,628 177,541 4 Hệ số vay nợ 0,92 0,91 0,77 0,68 Nguồn: Hồ sơ năng lực của các Công ty

Qua bảng trên ta thấy, nếu xét về quy mô, năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đạt ở mức khá. Đây được coi là một trong những lợi thế và sức mạnh của Công ty, nó thể hiện về khả năng đáp ứng máy móc thiết bị, kỹ thuật thi công, nguồn vốn cho thi công công trình. Hàng năm, Công ty đã chú trọng đến việc tích luỹ về nguồn vốn chủ sở hữu và đầu tư phát triển để nâng cao năng lực thi công. Nhưng điều đáng quan tâm nhất ở đây là hệ số vay nợ của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà lại là cao nhất. Đây là một trong những hạn chế của Công ty và cũng là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung.

Để đánh giá thực chất hơn năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, cần xem xét cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua số liệu trong bảng sau.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, từ năm 2009 đến 2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng tài sản 365,480 426,933 389,034 370,984 2 Tổng nguồn vốn 365,480 426,933 389,034 370,984 3 Tổng số nợ phải trả 349,243 393,541 359,776 341,710 4 Vốn chủ sở hữu 16,237 33,392 29,258 29,274 5 Lợi nhuận trước thuế 4,804 7,048 1,232 0,106 6 Lợi nhuận sau thuế 4,384 5,286 0,844 0,07 7 Khả năng thanh toán

tức thời 0,22 0,17 0,14 0,11

8 Khả năng thanh toán

nhanh 0,66 0,66 0,63 0,60

9 Khả năng thanh toán

hiện hành 0,98 1,0 1,1 1,1

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, từ năm 2009 đến 2012 của Công ty Cổ

phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà.

Qua biểu trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà vẫn đạt hiệu quả, kinh doanh có lãi và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ cho Nhà nước. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2012 không cao bằng các năm 2011, 2010 và năm 2009, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, thị trường bất động sản gần như đóng bằng, Chính phủ thắt chặt đầu tư công, lãi suất ngân hàng cho vay ở mức cao.

- Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà có tổng tài sản lớn và được tăng lên qua các năm cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc huy

động vốn phục vụ sản xuất. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, trung bình chiếm khoảng 7%. Qua chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà không cao. Như vậy, để đảm bảo đủ vốn để sản xuất Công ty buộc phải vay một lượng vốn ngắn hạn tương đối lớn và kéo theo đó là gánh nặng về chi phí lãi vay.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán, nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Vì vậy, để đánh giá đúng hơn năng lực tài chính của Công ty ta phải xem xét kỹ đến các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thanh toán hiện hành:

Qua biểu trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà qua các năm đều lớn hơn hoặc bằng 1. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ phải thanh toán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tình hình tài chính của Công ty là bình thường và khả quan.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà qua các năm đều nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ, khả năng thanh toán nhanh của Công ty thấp, vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền không đủ sức thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Nếu Công ty duy trì khả năng thanh toán nhanh như vậy sẽ dẫn tới rủi ro trong thanh toán. Nguyên nhân cơ bản là Công ty vay nợ nhiều, khoản mục tiền chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty quá nhỏ sẽ dẫn tới giảm sút uy tín của Công ty với các đối tác, giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của Công ty so với các đối thủ cùng ngành.

- Khả năng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà vẫn ở mức thấp chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc trong việc thanh toán bằng tiền mặt các khoản nợ hiện hành (các khoản nợ đến hạn, quá hạn).

Tóm lại, khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà chưa cao. Điểm yếu của Công ty là khả năng quay vòng vốn thấp do sự chậm trễ trong thanh quyết toán của các chủ đầu tư. Khả năng thu hồi vốn còn yếu tạo ra cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý: tỷ trọng vốn lưu động quá cao so với vốn cố định. Nếu Công ty cứ kéo dài tình trạng như vậy và không có sự điều chỉnh trong chiến lược tài chính, đẩy mạnh việc thu hồi vốn thì xu hướng mất khả năng thanh toán các khoản nợ tồn đọng, lãi vay hàng tháng và sản phẩm dở dang sẽ rất cao.

2. Năng lực máy móc thiết bị và công nghệ

Máy móc thiết bị và công nghệ thi công ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, tiến độ thi công, giá thành và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực về máy móc thiết bị, công nghệ thi công là nhân tố quan trọng cho việc đảm bảo thực hiện được những giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi công, theo yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình tham gia đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng luôn quan tâm tới việc đầu tư thiết bị cả về số lượng và chất lượng, chủng loại để có thể thi công các gói thầu xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Điều này, tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, nâng cao giá trị sản lượng và doanh thu xây lắp,...

Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện trong phần phụ lục của luận văn.

tư máy móc thiết bị thi công, công nghệ trong những năm qua của Công ty tương đối lớn. Hầu hết các máy móc phục vụ cho lĩnh vực xây lắp của Công ty đều đang trong tình trạng tốt, hiện đại. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng tác động lớn đến việc đánh giá năng lực kỹ thuật, tài chính và cũng chính là lợi thế của Công ty trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng.

3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trên thị trường xây dựng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kỹ sư, trình độ tay nghề và kinh nghiệm của người công nhân lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được đánh giá qua trình độ cán bộ công nhân viên, kinh nghiệm làm việc, độ tuổi người lao động,....

Bảng 2.5: Cán bộ chuyên môn của Công ty, năm 2012

Số năm trong nghề Số

TT Phân loại

Số

lượng 5 năm >10 năm >15 năm

1 Kỹ sư xây dựng 45 14 17 14 2 Kỹ sư thuỷ lợi 30 10 12 8

3 Kỹ sư cầu đường 4 2 1 1

4 Kiến trúc sư 22 12 10

5 Kỹ sư mỏ địa chất 3 2 1

6 Kỹ sư cơ khí, máy xây dựng 15 6 6 3 7 Kỹ sư cơ điện 8 3 3 2 8 Kỹ sư vật liệu xây dựng 1 1

9 Kỹ sư cấp thoát nước 5 2 2 1

10 Kỹ sư trắc đạc 5 2 2 1

11 Kỹ sư kinh tế xây dựng 8 4 2 1 12 Cử nhân tài chính kế toán 8 3 3 2

Số năm trong nghề Số

TT Phân loại

Số

lượng 5 năm >10 năm >15 năm

13 Cử nhân kinh tế 5 3 1 1

14 Cử nhân quản trị kinh doanh 2 1 1

15 Cử nhân luật 2 2

16 Cử nhân quản trị hành chính 1 1

17 Cao đẳng các loại 20 10 6 4

18 Trung cấp các loại 26 6 11 9

Tổng số 210 81 73 55

Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, năm 2012

Bảng 2.6: Công nhân kỹ thuật của Công ty, năm 2012

Số

TT Công nhân theo nghề

Số lượng Bậc 2/7 Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Thợ nề, bê tông 138 35 29 37 25 12 2 Thợ hoàn thiện 77 23 20 14 12 8 3 Thợ mộc 47 20 10 10 7 4 Thợ sắt, hàn 150 50 60 25 15 5 Thợ trang trí nội thất 15 3 10 2 6 Thợ lắp ghép cấu kiện 20 10 4 4 2 7 Công nhân đường bộ 30 10 10 5 5 8 Hàn, rèn, tiện, nguội 8 2 5 1 9 Thợ điện, nước 21 11 7 3 10 Thợ sửa chữa cơ khí 10 6 4 11 Lái ô tô 32 10 14 8 12 Lái máy 54 17 19 17 1 13 Vận hành cần trục 23 5 12 6 14 Vận hành cần trục tháp 12 4 3 4 1 15 Vận hành tàu cuốc 7 3 4 16 Vận hành trạm trộn 30 2 8 9 7 4 17 Vận hành các máy khác 25 10 8 7 18 Thợ khoan đá nổ mìn 2 1 1 19 Công nhân khảo sát, đo đạc 12 2 8 2

20 Công nhân khác 125 45 47 33

Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, năm 2012.

Qua số liệu ở bảng 2.5 và 2.6 cho thấy tổng số lao động của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà là 1.048 người, trong đó:

Lao động gián tiếp là 210 người, chiếm 20% bao gồm đại học chiếm 16,1%, cao đẳng và trung cấp chiếm 3,9%, hầu hết được đào tạo cơ bản, tuổi đời trung bình trẻ.

Lao động trực tiếp là 838 người chiếm 80% (thợ bậc ≤ 3 chiếm 5,6%, thợ trên bậc 3 chiếm 94,4%). Hầu hết lao động trực tiếp của Công ty đều được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật mà chủ yếu là tại trường công nhân kỹ thuật của Tổng công ty Sông Đà. Công ty luôn tự hào vì có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề (thợ bậc 5 trở lên chiếm 30,19%), được rèn luyện qua nhiều công trình lớn, kỹ thuật phức tạp, do vậy, đội ngũ này có thể thực hiện tốt những công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.

Nhìn vào bảng tổng hợp về nhân sự, chúng ta thấy rằng cơ cấu lao động của Công ty khá hợp lý. Với đội ngũ lao động lành nghề, gắn bó đoàn kết và đội ngũ lãnh đạo của Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, thực sự là một thế mạnh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực vẫn còn có điểm yếu đó là trình độ của cán bộ chưa đồng đều, chưa linh hoạt và quyết đoán trong sản xuất kinh doanh.

* Về tổ chức quản lý của Công ty

Qua sơ đồ 2.1, chúng ta thấy mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà là mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Đây là mô hình thường được áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung. Mô hình này đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo và sử dụng được các chuyên gia trong từng lĩnh vực như: kỹ thuật, kinh tế - đầu tư, tài

chính kế toán, máy móc thiết bị, vật tư,... Với mô hình này sẽ đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng tổ chức của Công ty là tính chậm trễ trong việc ra các quyết định kinh doanh, do vậy thường làm mất đi cơ hội kinh doanh của Công ty.

4. Năng lực marketing

Năng lực marketing là một nhóm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Marketing, theo nghĩa chung nhất, là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy, hoạt động marketing của doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động từ xác định thị trường tiềm năng của doanh nghiệp; xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng và xây dựng chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Hoạt động marketing ngày nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động marketing giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, khẳng định được thị phần và xây dựng được một chiến lược phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.

Hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng để tạo uy tín với chủ đầu tư. Do đặc trưng sản phẩm của ngành xây dựng là tiêu thụ trước khi sản xuất nên chủ đầu tư chỉ căn cứ vào các mặt như kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị và giá dự thầu để xét trúng thầu. Vì vậy, mà hoạt động quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp xây dựng hết sức đặc biệt.

Thực tế, trong thời gian qua, hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà chưa tách rời với các hoạt động khác của Công ty,

đội ngũ marketing đã được thành lập nhưng là một bộ phận nhỏ thuộc phòng Kinh tế - Đầu tư. Công tác marketing tìm kiếm và phát triển thị trường vẫn còn những hạn chế và chưa được coi trọng tương xứng với vị trí quan trọng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phẩn xây lắp và đầu tư sông đà trong đấu thầu xây dựng (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)