dựng
Thứ nhất, để giành thắng lợi trong đấu thầu doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của mình. Thực tế cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng cho thấy rằng các nhà thầu được đánh giá cao thường là những nhà thầu có kinh nghiệm, thiết bị máy móc, công nghệ thi công hiện đại. Do đó, để giành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư thiết bị, máy móc, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thi công.
Những doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu thường là những doanh nghiệp có khả năng tài chính minh bạch và dồi dào. Để giành thắng lợi trong đấu thầu, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp phải quan hệ tốt và giữ được chữ tín với các nhà cung cấp tài chính, đồng thời, luôn chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn tài chính để đảm bảo
cho quá trình thực hiện dự án, việc thu chi tài chính phải minh bạch, tuân thủ các qui định của Nhà nước về quản lý tài chính.
Thứ hai, để giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng doanh nghiệp
phải chuẩn bị, nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu, phải có sự hiểu biết nhất định về dự án mà mình sẽ tham gia đấu thầu. Từ những thất bại, cũng như thành công trong công tác cạnh tranh đấu thầu, cho thấy, doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi thì phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư thỏa đáng về nhân lực và tài chính cho công tác lập hồ sơ dự thầu. Muốn làm tốt công tác này, doanh nghiệp phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, các đặc điểm của dự án (qui mô, địa điểm thực hiện, điều kiện thực hiện dự án, công nghệ thi công), đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó sẽ tập hợp đội ngũ chuyên gia của công ty, đầu tư thời gian và tài chính để hoàn thiện hồ sơ dự thầu. Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp có thể tham khảo các hồ sơ dự thầu của các dự án tương tự đã thực hiện trước đó, hồ sơ dự thầu của các công ty nước ngoài có kinh nghiệm trong đấu thầu, thậm chí doanh nghiệp có thể thuê các công ty tư vấn, các chuyên gia có trình độ tư vấn xây dựng hồ sơ dự thầu.
Thứ ba, muốn giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng đòi hỏi doanh
nghiệp phải thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư, doanh nghiệp tư vấn dự án. Chủ dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp trong đấu thầu. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ở những dự án mà doanh nghiệp được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của chủ đầu tư, của nhà tư vấn thì khả năng trúng thầu rất cao, do đó, việc thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và nhà tư vấn luôn là mối quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp xây dựng.
Thứ tư, để giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng doanh nghiệp phải
làm tốt công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiếp thị. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng, những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín,
làm tốt công tác tiếp thị và tìm kiếm dự án thì sẽ có nhiều cơ hội trúng thầu hơn so với những doanh nghiệp khác.
Thông thường, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với sản phẩm hàng hóa, đối với doanh nghiệp xây dựng đó là chất lượng và tiến độ của công trình, uy tín của doanh nghiệp, đây là một yếu tố hết sức quan trọng để bên mời thầu đánh giá cho điểm các nhà thầu. Những nhà thầu có thương hiệu uy tín thường được chấm điểm cao, do đó, để giành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín trên thị trường xây dựng.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản về đấu thầu và tổng kết thực tiễn, chương 1 của luận văn đã hệ thống, khái quát hóa các nội dung cơ bản liên quan đến đấu thầu, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Những nội dung được trình bày ở chương 1, là cơ sở, căn cứ để tiến hành đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà sẽ được trình bày ở chương 2 và là cơ sở để đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ
2.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (SODACO) là doanh nghiệp hạng I được thành lập theo quyết định số 1156 QĐ/BXD ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Sông Đà 12 - Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Vật tư vận tải Sông Đà 1 trực thuộc Công ty Vật tư thiết bị được thành lập theo Quyết định số 63 TCT- TCLĐ ngày 01/01/1994 của Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Tên viết tắt: SODACO
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Song Da Construction and Investment Joint Stock Company
Trụ sở chính: Số 37/464 đường Âu Cơ - Nhật Tân - Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại: 04.37534070 Fax: 04.37534070
Email: sodaco@email.viettel.vn - Website: sodaco.com.vn
Qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, cùng với bề dày kinh nghiệm thi công xây lắp, kinh doanh vật tư thiết bị, các cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đã tham gia thi công nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện YALY, thủy điện Tuyên Quang và các công trình có quy mô lớn
khác. Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt: quy mô, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh. Tổng giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm của Công ty luôn có uy tín chất lượng cao trên thị trường trong nước.
Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 vào quản lý.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng từ năm 2004 đến 2012 90 68,3 100,3 242 203 323 389 489 269 0 100 200 300 400 500 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (Tû VN§)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD từ năm 2004 đến 2012 của Công ty.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty
1. Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
- Đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị; - Đầu tư các công trình thủy điện nhỏ;
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Xây dựng các công trình giao thông (đường bộ, cầu, sân bay);
- Xây dựng các công trình thủy lợi ( Đê, đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm);
- Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, hệ thống điện; - Xây lắp hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp; - Khai thác nguyên vật liệu phi quặng;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội - ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế kết cấu , hạ tầng kĩ thuật công trình dân dụng, công nghiệp;
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân công nghiệp và hạ tầng kĩ thuật; - Lập tổng dự toán xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật, khu đô thị, khu công nghiệp;
- Tư vấn lập hồ sơ thầu và lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng; - Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thẩm tra dự án, kiểm tra thiết kế, thẩm tra tổng dự toán công trình; - Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính); - Sản xuất và lắp đặt cửa kính, khung nhôm, cửa cuốn;
- Sản xuất, lắp đặt vách ngăn, trần giá bằng mọi chất liệu, gia công lắp dựng cửa hoa, cửa sắt, lan can inox;
- Nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
- Xây lắp dự án công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật; - Đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị, thủy điện;
- Kinh doanh khai thác dịch vụ văn phòng, khu đô thị và khu công nghiệp; - Sản xuất, lắp đặt khung nhôm, cửa cuốn, trần các loại;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, máy xây dựng; - Khai thác khoáng sản;
- Tư vấn, thiết kế, lập dự án đầu tư, giám sát công trình; - Xuất khẩu các mặt hàng SODACO kinh doanh.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Bộ máy quản lý điều hành của Công ty, gồm: - Hội đồng quản trị: Chủ tịch và 04 thành viên HĐQT; - Ban kiểm soát: Trưởng ban và 02 thành viên;
Các phòng ban chức năng (05 phòng), gồm: - Phòng Tổ chức hành chính;
- Phòng Tài chính kế toán; - Phòng Kinh tế - Đầu tư; - Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Vật tư thiết bị. Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh tư vấn đầu tư xây dựng SODACO; - Ban quản lý dự án đầu tư;
- Ban chỉ huy công trường: được thành lập theo yêu cầu nhiệm vụ;
Sơ đồ 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH TẾ - ĐẦU TƯ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ Chi nhánh SODACO Các ban chỉ huy công trường Các Đội xây lắp trực thuộc Công ty Đội thi công điện nước Ban quản lý dự án đầu tư HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH TẾ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT, THI CÔNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH VẬT TƯ, CƠ GIỚI, DỰ ÁN
2.2. Thực trạng công tác đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
2.2.1. Kết quả đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà tư Sông Đà
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà là một doanh nghiệp cổ phần thuộc Tổng công ty Sông Đà. Trước đây, Công ty thi công chủ yếu các công trình do Tổng công ty Sông Đà giao theo kế hoạch sản xuất hàng năm. Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao tính tự chủ và độc lập trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu được nhiều công trình với giá thầu hợp lý, qua đó đã khẳng định được thương hiệu Sodaco và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Bảng 2.1: Kết quả đấu thầu của Công ty từ năm 2009 đến 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012
1 Tổng hồ sơ dự thầu Hồ sơ 5 4 3 0 2 Tổng giá trị dự thầu Tỷ VNĐ 800 150 260 0 3 3.1 3.2 Kết quả dự thầu Xét theo số lượng Trúng thầu Trượt thầu Xét theo giá trị Trúng thầu Trượt thầu Hồ sơ Tỷ VNĐ 4 1 734 66 1 3 44,4 105,6 2 1 173,7 86,3 0 0 0 0 4 Tỷ lệ trúng thầu Theo số lượng (Ddt) Theo giá trị (Gdt) % 80 91,75 25 29,6 66,67 66,81 0 0
Nguồn: Phòng Kinh tế - Đầu tư, Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông
Từ số liệu trong bảng 2.1 cho thấy, qua 4 năm xác suất trúng thầu cả về giá trị và số lượng đều không đều, điều đó cho thấy khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà chưa ổn định.
Tổng hợp lại số liệu ta có thể thấy rằng tỷ lệ thắng thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 là: - Tính theo số công trình: % 33 , 58 % 100 12 7 % 100 1= = = ∑∑Ddt x x Dtt T
- Tính theo giá trị công trình:
% 68 , 78 100 210 . 1 1 , 952 % 100 2= = = ∑∑Gdt x x Gtt T
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy: Tổng số công trình trúng thầu có giá trị 952,1 tỷ đồng chiếm 78,68 % tổng giá trị công trình tham gia dự thầu, tỷ lệ trúng thầu theo số lượng công trình tham gia chỉ chiếm 58,33% tổng giá trị các công trình tham gia đấu thầu. Trung bình mỗi năm, Công ty tham gia đấu thầu 03 công trình, số lượng công trình trúng thầu không nhiều, nhưng giá trị công trình trung bình lại không nhỏ, khoảng 136 tỷ đồng một dự án. Cá biệt năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, sự đóng băng của bất động sản và chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ, Công ty không tham dự đấu thầu dự án nào mà chỉ tập trung xây dựng các công trình, gói thầu chuyển tiếp từ các năm trước.
2.2.2. Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong đấu thầu xây dựng Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong đấu thầu xây dựng
Để có thể xây dựng được một chính sách cạnh tranh phù hợp, những giải pháp hợp lý với năng lực của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trên thực tế đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường xây dựng, ta tiến hành đánh giá, phân tích những cơ hội, nguy cơ cũng như mặt mạnh, mặt yếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng.
1. Đánh giá tổng quát về kết quả cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà trong đấu thầu xây dựng
Giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, ảnh hưởng của sự suy thoái của kinh tế thế giới đã khiến nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn, giá vật tư, nhiên liệu, điện... liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cho vay ở mức cao, thị trường chứng khoán trầm lắng, thị trường bất động sản đóng băng, Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công, hạn chế khởi công mới các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,... đã làm suy giảm sức cạnh tranh, giảm cơ hội tìm kiếm được việc làm của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Rất nhiều doanh nghiệp không tìm kiếm được việc làm đã phải giải thể, phá sản, sáp nhập, chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà vẫn tham gia và thắng thầu được nhiều công trình xây dựng, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, nộp ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng, duy trì sản xuất có lãi, có tích luỹ. Điều này thể hiện trong bảng số liệu tổng