Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 93 - 149)

Để hoạt động CTTC phát triển thì việc định hướng cho hoạt động này trong thời gian tới là rất quan trọng. Nó là kim chỉ nam để hoạch định đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình này trong thời gian tới.

4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Xuất phát từ những mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung và mục tiêu chiến lược của hệ thống tài chính nói riêng thì hoạt động CTTC phải ngày càng được củng cố và phát triển nhằm đắp ứng được mục tiêu chung cụ thể :

 Trong những năm tới phát triển hoạt động CTTC thành một loại hình tài trợ

lớn của nền kinh tế để thay thế dần cho việc cho vay ứng trước trong mua sắm máy móc thiết bị nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế theo chủ trương “đi tắt’, ‘đón đầu” các công nghệ

hiện đại của thế giới, chống lại sự tụt hậu về công nghệ một cách có hiệu quả.

 Hoạt động của nghiệp vụ CTTC cần được mở rộng ra đến các đối tượng có triển vọng phát triển mạnh mẽ, nhưng thiếu công nghệ hiện đại như ngành nuôi trồng thủy sản, ngành chế biến nông hải thủy sản, ngành vận tải đường bộ, hàng không, ngành đánh bắt hải sản xa bờ, ngành công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, sản xuất vật liệu mới trong xây dựng, chế tạo máy móc thiết bị.

 Phấn đấu đến năm 2020 mạng lưới hoạt động CTTC sẽ được phủ kín trên mọi vùng lãnh thổ của nền kinh tế, và có khả năng tài trợ cho tất cả mọi doanh nghiệp có nhu cầu trang bị máy móc thiết bị theo hình thức CTTC.

 Kinh tế tư nhân tại Việt Nam tiếp tục phát triển quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ

82

 Sắp tới khả năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam siết hoạt động CTTC (theo luật các TCTD và dự thảo nghị định 2011, Thông tư ), khả năng về phạm vi mở rộng đầu tư, các điều kiện giới hạn an toàn được kiểm soát ngặt nghèo, nên các công ty CTTC khó có cơ hội phát triển nhanh như những năm 2005- 2008.

 Sự phát triển của các TCTD, các định chế tài chính mới vào lĩnh vực cho thuê tài chính tại Việt Nam, những năm 2010-2011 chưa cao, giới hạn siết chặt điều kiện cấp phép của NHNN (dự thảo nghị định 2011), chưa cởi mở

cho việc xâm nhập các định chế hình thành các công ty cho thuê tài chính.

4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại BLC II 4.1.2.1 Định hướng phát triển cho thuê tài chính

Ngày 29/7, NHNN chấp thuận cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sáp nhập Công ty cho thuê tài chính II vào Công ty cho thuê tài chính BIDV theo Quyết định số 1659/QĐ-NHNN ngày 29/07/2011 của Thống đốc NHNNVN.

Ngày 15/11/2011 Sở Kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100777569 cho Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC) có trụ sở chính tại TPHCM (BLC II cũ) với vốn điều lệ: 447.813.276.365 đồng. Đây là điều kiện cho BLC mở

rộng hoạt động cho thuê tài chính cũng như các dịch vụ khác như cho thuê vận hành, bao thanh toán…..Sự cạnh tranh của các Công ty CTTC vốn bất lợi trên thị

trường so với hoạt động của các NHTM do quy mô về vốn thấp và hoạt động giới hạn trong phạm vi CTTC, các sản phẩm phái sinh, những dịch vụ kèm theo còn nghèo nàn, trong khi các TCTD khác có đầy đủ các công cụ, sản phẩm và mạng lưới sẵn sàng cho sự cạnh tranh do đó BLC cần tận dụng lợi thế này để tăng khả

năng cạnh tranh của mình không chỉ trên lĩnh vực cho thuê tài chính mà còn các dịch vụ khác như bao thanh toán, ….

Trước mắt, BLC tập trung phát triển dư nợ cho thuê ngoại ngành mới: Kinh tế tư nhân tại Việt Nam tiếp tục phát triển quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao, do vậy điều kiện phát triển nhu cầu cho thuê tài chính vẫn còn rất lớn. Công ty tập

83

trung cho thuê mới nhưng tuyệt đối không để phát sinh nợ xấu, rà soát đối tượng tài sản thuê nhiều rủi ro và những khách hàng hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động nhiều rủi ro trong thời gian qua để hạn chế cho thuê mới

đối tượng khách hàng này.

Mở rộng phương thức tài trợ: mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính. Đây là phương thức phù hợp không giai đoạn hiện nay, khi các doanh nghiệp

đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng không thểđi vay.

4.1.2.2 Quan điểm chỉ đạo về chính sách tín dụng

- Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:

+ Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy

định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của công ty, không được lợi dụng tài sản và uy tín của công ty vì mục đích cá nhân trong hoạt

động tín dụng.

+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các chi nhánh trong hệ thống.

+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, Công ty thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu

đãi trong tín dụng thuê mua chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: Công ty đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

84

+ Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ và tại một địa bàn.

+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ

tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

+ Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Công ty. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, Công ty phân

định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro.

Đây là những cơ sở quan trọng cho các Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Đà Nẵng trong thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng .

4.2 Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính tài chính

Trong hoạt động cho thuê tài chính, rủi ro là một phạm trù luôn song hành cùng, việc “xóa sạch rủi ro” là rất khó. Rủi ro có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và để lại nhiều thiệt hại lớn. Do đó việc quản trị rủi ro và nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động CTTC là rất cần thiết và hết sức quan trọng. Tuy nhiên mỗi công ty CTTC phải tự tìm ra giải pháp quản trị rủi ro phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Xuất phát từ những rủi ro gặp phải cũng như những định hướng và mục tiêu mà đã đề ra, BLC cần phải đưa ra những giải pháp sau nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng như sau:

4.2.1 Giải pháp đối với BLC II 4.2.1.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro 4.2.1.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng thông qua mô hình hồi quy trên

85

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho thuê sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi trên cần thực hiện :

- Cần áp dụng các mô hình định lượng để có thể lượng hóa được rủi ro trong phân tích tín dụng.

 Cụ thểứng dụng mô hình các nhân tốảnh hưởng đến khả năng trảđược nợ

của doanh nghiệp được xây dựng ở trên. Mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro không chỉ trước khi cho thuê mà còn có thể áp dụng sau khi cho thuê.

Thứ nhất : Mô hình giúp cho Công ty có thể phân tích tín dụng doanh nghiệp một cách đơn giản, tương đối chính xác đặc biệt là đối với doanh nghiệp không

đủđiều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thứ hai : Dựa trên ước lượng xác suất trả được nợ để biết được xác suất cho thuê, từ đó có thể đưa ra quyết định cho thuê chính xác nhất, tránh được tình trạng cảm tính khi ra quyết định cho thuê, góp phần giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba : Trên cơ sở xem xét các nhân tốảnh hưởng đến khả năng trả nợ, cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn bao quát hơn trước khi tiến hành các bước tiếp theo

đặc biệt là bước thẩm định dự án.

Thứ tư : Mô hình này cũng góp phần cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như trình bày ở trên. Điều này sẽ giảm được thời gian và chi phí.

Thứ năm : Mô hình này không chỉ giúp cho ra quyết định thuê chính xác hơn mà còn giúp cho việc phân nhóm nợ một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Thứ sáu : Việc ứng dụng mô hình trên góp phần xây dựng chính sách khách hàng hiệu quảđặc biệt là đối với các doanh nghiệp không đủđiều kiện xếp hàng tín dụng nội bộđó là những doanh nghiệp mới thành lập.

86

Thứ bảy : Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho công ty cho thuê tài chính luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho Công ty có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ

của khách hàng.

Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ thuê tại một tổ chức tín dụng mà còn có thể

vay tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại tổ

chức tín dụng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó bên cạnh việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ cho thuê và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

=> Công việc này cũng đòi hỏi Công ty cần tiến tới áp dụng và chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số

liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để

nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của công ty cho thuê tài chính. Trong phân tích định lượng, ứng dụng hệ thống cho

điểm và xếp hạng tín dụng khách. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng..

- Trong thẩm định các dự án đầu tư : tình trạng định giá tài sản cao hơn giá trị

87

thuê chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao,

đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi nợ cũng giảm sút. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ dự án.

- Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản đảm bảo ..

đểđảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức rủi ro. Trong phân tích định lượng, ứng dụng hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ xây dựng hệ thống bậc thang lãi suất chẳng hạn các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những tài sản bảo

đảm có tính thanh khoản cao… Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng cho thuê càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của Công ty khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.

Qun lý, giám sát và kim soát cht ch quá trình gii ngân và sau khi cho thuê

Kiểm tra, giám sát tín dụng cần được thực hiện nghiêm túc, nhất là giai đoạn trong và sau khi cho thuê, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn trước khi cho thuê.

- Trong quá trình giải ngân cần kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định trong các hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy thác nhập khẩu tài sản cho thuê và đúng quy định hiện hành.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn cho thuê phải được thực hiện trên thực tế, nếu cần thiết có thể chụp ảnh để lưu hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản ở từng giai đoạn thực hiện dự án.

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ nguồn thu của khách hàng từ phương

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 93 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)