Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại BLC II

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 149)

2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho thuê

Cho đến nay, Công ty vẫn chưa được phép thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính và chưa đủ điều kiện để cho thuê vận hành nên hoạt động vẫn dựa vào một sản phẩm duy nhất là cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là hoạt động chủ đạo của công ty, đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty, là yếu tố quyết

định sự sống còn của công ty.

Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, cho thuê tài chính của công ty được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành.

 Cho thuê nội ngành:

Đối tượng thuê của cho thuê nội ngành là các tài sản mua bán từ các chi nhánh BIDV hoặc các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là xe ô tô, hệ thống máy văn phòng, hệ thống điều hòa, máy rút tiền tự động ATM - trở

thành tài sản có tỷ trọng dư nợ cho thuê lớn nhất.

Tính đến ngày 31/12/2010, dư nợ cho thuê tài chính nội ngành là 170 tỷ đồng tăng không nhiều so với năm 2007 (130 tỷđồng). Trong khi đó Tổng dư nợ lại tăng

34

lên nhiều từ 813 tỷ đồng năm 2007 đến 1.755 tỷ đồng vào năm 2010, điều đó cho thấy, Công ty đang mở rộng hoạt động sang khu vực cho thuê ngoại ngành-khu vực

đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

 Cho thuê tài chính ngoại ngành

Đây là khu vực cho thuê chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tất cả các mặt dư nợ, giá trị tài sản...Tài sản cho thuê đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, thực phẩm, máy móc đơn lẻ, phương tiện thi công cầu,

đường, xây dựng; phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa, hành khách; thiết bị y tế…Khách hàng của cho thuê ngoại ngành cũng đa dạng gồm công ty TNHH tư

nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã…

Năm 2009 dư nợ cho thuê ngoại ngành cuối kỳ là 1.487 tỷđồng, tăng 117,71% so với năm 2007. Dư nợ cho thuê đến 31/12/2010 của cho thuê ngoại ngành là 1.585 tỷđồng, tăng 131,72% so với cuối năm 2007( dư nợ 683 tỷđồng ) 130 683 162 1147 135 1487 170 1585 0 500 1000 1500 2000 Dư nợ  (Tỷ đồng) 2007 2008 2009 2010Năm

Cho thuê nội ngành Cho thuê ngoại ngành

Hình vẽ 2.1: Dư nợ Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành 2007-2010 2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

Trong thời gian qua Công ty tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu dư

nợ theo hướng tăng tỷ lệ cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi và giảm cho thuê đối với các doanh nghiệp quốc doanh thông qua việc nâng

35

cao chất lượng thẩm định dự án, đồng thời thúc đẩy mạnh việc đôn đốc thu hồi nợ. Kết quả cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho thuê với các doanh nghiệp quốc doanh giảm từ

13,37% năm 2008 xuống còn 7,18% năm 2010, ngược lại trong thời gian đó tỷ

trọng dư nợ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian đó tăng mạnh, từ 86,63% lên đến 92,82%.

Bảng 2.2: Cơ cu dư n cho thuê theo loi hình doanh nghip 2008-2010

Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1-Doanh nghiệp quốc doanh 175 13,37% 153 9,43% 126 7,18% 2-Doanh nghiêp ngoài

quốc doanh 1134 86,63% 1469 90,57% 1629 92,82% Tổng 1.309 100% 1.622 100% 1.755 100%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2008-2010 của BLC II) [14]

175 1134 153 1469 126 1629 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Dư nợ (Tỷđồng) 2008 2009 2010 Năm

DN quốc doanh DN ngòai quốc doanh

36

2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản cho thuê

Hiện nay tài sản cho thuê của BLC II khá đa dạng, bao gồm hoạt động trong các ngành nghề như vận tải kho bãi, thông tin liên lạc; xây dựng; thương mại, thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, hoạt động tài chính; công nghiệp khai thác mỏ; hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và lâm nghiệp, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, hoạt động văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; thủy sản; khách sạn nhà hàng…Để có thể dễ so sánh, có thể cơ cấu dư nợ theo các nhóm tài sản lớn gồm phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị và tài sản khác như ở bảng 2.3. Trong giai đoạn 2008- 2010, tài sản cho thuê của Công ty tập trung nhiều nhất phương tiện vận tải bao gồm đường bộ và đường thủy chiếm 64,73% /dư nợ cho thuê . Kế tiếp là máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị thi công xây lắp nhóm này chiếm 26,15%, còn lại là tài sản khác.

Trong các năm 2007-2009, khách hàng kinh doanh vận tải biển, vận tải đường sông đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (san lấp mặt bằng) có hiệu quả, nhu cầu đầu tư mới, đầu tư mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thủy tăng cao, Công ty đã tập trung cho thuê loại tài sản tàu thuyền, salan…đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, nhu cầu vận tải biển giảm, đồng thời việc đầu tư

vào bất động sản giảm đáng kể. Thêm vào đó, trong những tháng đầu năm 2010, việc cấm khai thác cát từ lòng sông ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia… đã gây khó khăn cho khách hàng kinh doanh vận tải thủy dẫn đến chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của Công ty giảm thấp.

Vì vậy Công ty cần có những định hướng cụ thể trong việc đầu tư vào từng nhóm tài sản trong từng giai đoạn cụ thể.

37

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho thuê theo nhóm tài sản 2008-2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1-Phương tiện vận tải 627 47,9% 1.063 65,54% 1136 64,73% 2-Máy móc thiết bị 456 34,83% 385 23,73% 459 26,15% 3-Tài sản khác 226 17,27% 174 10,73% 160 9,12% Tổng 1.309 100% 1.622 100% 1.755 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2008-2010 của BLC II) [14]

2.2.2 Thị phần hoạt động 11,33% 11,33% 50,64% 7,98% 7,06% 6,04% 4,20% 2,14% 1,70% 8,91% Công ty CT T C I NHNN&PT NT VN Công ty CT T C II NHNN&PT NT VN Công ty CT T C I NHĐT &PT VN Công ty CT T C II NHĐT &PT VN Công ty CT T C NH Công thương VN Công ty CT T C NH Ngoại thương VN Công ty CT T C Nh Sài gòn T hương tín Công ty CT T C NH Á Châu

Công ty CT T C Công nghiệp tàu thủy

Hình vẽ 2.3: Thị phần của một số công ty cho thuê tài chính năm 2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam)[12]

Năm 2010 có 9 công ty thuộc Hiệp Hội cho thuê tài chính Việt Nam, trong

đó hai công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất (lần lượt là 50,64% và 11,33%) dư nợ của hai công ty này chiếm hơn một nửa tổng dư nợ của cả 9 công ty. Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đứng thứ 3 với thị phần

38

8,91%. Điều này có phần dễ hiểu vì hai công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ra đời trước và có vốn điều lệ lớn hơn (200.000 triệu đồng và 350.000 triệu đồng), trong khi vốn điều lệ của Công ty cho thuê tài chính II- BIDV là 150.000 triệu. Sản phẩm cho thuê của Công ty cho thuê tài chính II-BIDV cũng không phong phú như Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.2.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 2.2.3.1 Phân loại nợ

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì các TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro như sau :

Nhóm 1: Nợđủ tiêu chuẩn, tỷ lệ trích lập DPRR là 0%. Nhóm 2: Nợ cần chú ý, tỷ lệ trích lập DPRR là 5%.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, tỷ lệ trích lập DPRR là 20%. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, tỷ lệ trích lập DPRR là 50%.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, tỷ lệ trích lập DPRR là 100%.

Cũng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định, trên cơ sở phân loại các khoản nợ theo 5 nhóm Công ty phải trích lập dự phòng cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, đồng thời trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định. Tuy nhiên việc phân loại nợ phải được NHNN chấp thuận và phải dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ có xem xét đến đặc điểm hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng.

Trên cơ sở đó, hàng quý BLC II thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định của NHNN. Các loại nợ sẽ được chia làm 5 nhóm theo các mức độ

rủi ro khác nhau, theo đó BLC II trích lập DPRR theo tỷ lệ phần trăm được quy

39

Bảng 2.4 : Phân loại nhóm nợ 2008-2010 Chỉ tiêu Dư nợ cho vay (tỷđồng)

2008 2009 2010

Nợđủ tiêu chuẩn 1.051 1.008 945 Nợ cần chú ý 214 502 657

Nợ dưới tiêu chuẩn 8 15,6 100,3 Nợ nghi ngờ 14 19,5 10,9 Nợ có khả năng mất vốn 22 76,9 41,8

Tổng dư nợ 1.309 1.622 1.755

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008-2010 của BLC II) [14]

2.2.3.2 Thực trạng trích lập quỹ dự phòng rủi ro

Công ty cho thuê tài chính II-BIDV luôn thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau:

Bảng 2.5 : Trích lập dự phòng rủi ro 2008-2010 Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư quỹ dự phòng rủi ro đầu năm. Trong đó 20.875 42.590 106.783 Dự phòng cụ thể 15.899 33.229 96.170 Dự phòng chung 4.976 9.361 10.612 Số trích trong năm. Trong đó 33.432 69.788 20.599 Dự phòng cụ thể 29.048 68.537 19.102 Dự phòng chung 4.384 1.252 1.497 Dự phòng cụ thể xử lý trong năm. 11.818 5.595 3.365 Số dư quỹ dự phòng rủi ro cuối năm. Trong đó 42.590 106.783 124.016 Dự phòng cụ thể 33.229 96.170 111.907 Dự phòng chung 9.361 10.612 12.109

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008-2010 của BLC II) [14]

Tương ứng với nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro của Công ty tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2009, chi phí trích lập dự phòng rủi ro chiếm 39,21% chi phí hoạt động với 69,788 tỷđồng.

40

Do khó khăn trong việc cập nhật báo cáo tài chính (khách hàng xa, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên độ tin cậy báo cáo tài chính không cao) dẫn đến việc phân loại nợ

tại Công ty chưa thật sự chính xác kéo theo việc trích lập dự phỏng rủi ro sai lệch so với kết quả kiểm toán độc lập và ảnh hưởng đến ghi nhận kết quả kinh doanh của Công ty so với số liệu Công ty lập ban đầu.

2.3 Phân tích rủi ro tín dụng tại BLC II 2.3.1 Các loại rủi ro tín dụng

2.3.1.1 Rủi ro tài chính

- Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn: hầu hết những đối tượng khách hàng này làm ăn thua lỗ, rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến không thể

trảđược nợđúng hạn. Rủi ro tập trung chủ yếu ở tài sản thuê là sà lan, máy ảnh. - Do bên thuê có ý định lừa đảo: Có một số trường hợp tài sản vẫn hoạt động hiệu quả nhưng khách hàng dây dưa không trả nợ mà giữ nguồn thu từ dự án cho mục đích khác. Rủi ro này xảy ra đối với dư nợ thuê theo nhóm tài sản máy móc thiết bị như : máy thiết bị y tế ….

- Bên thuê bỏ trốn khi không trả được nợ hoặc không chịu giao tài sản khi Công ty quyết định thu hồi tài sản thậm chí tự ý bán tài sản thuê hoặc sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích.

2.3.1.2 Rủi ro hoạt động

- Rủi ro về lãi suất:

Trong năm 2006, đa số các hợp đồng cho thuê tài chính của Công ty đều áp dụng lãi suất 150% lãi suất cơ bản (chiếm trên 20% ) trong khi đó Công ty phải trả

nợđáo hạn với lãi suất hiện nay là 17,5%/năm.

- Rủi ro do dự án đầu tư không có hiệu quả : dự án không phát huy hiệu quả

nên không thể trảđược nợ cho Công ty, có thể kểđến tài sản thuê là tàu biển .

- Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tài sản (gồm Hợp đồng mua bán và Hợp đồng cho thuê) : Đó là trường hợp bên cung ứng tài sản không có khả năng thực hiện tiếp dự án .

41

- Rủi ro về tài sản thuê: Đó là trường hợp cho thuê những tài sản có tính chuyển nhượng thấp, khi thu hồi về công ty không thể cho thuê tiếp do tài sản mang tính chuyên dụng và đặc chủng cao. Cũng có trường hợp cho thuê tài sản, nhưng tài sản không được bảo quản cẩn thận dẫn đến giá trị bị giảm sút nghiêm trọng. Một vài trường hợp về rủi ro tài sản thuê còn gặp phải là: không mua bảo hiểm cho tài sản, không kiểm tra kiểm soát giá trị mua vào của tài sản hoặc doanh nghiệp tự ý bán tài sản ….

2.3.1.3 Các rủi ro khác

Rủi ro do môi trường kinh doanh biến động: rủi ro này dễ thấy nhất trong năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu làm cho ngành tài chính ngân hàng phải đối mặt với một loạt khó khăn. BLC II cũng không nằm ngoài tầm

ảnh hưởng. Hoạt động cho thuê trở nên dè dặt hơn và gặp nhiều biến cố phức tạp hơn. Việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng chậm so với tiến độ dẫn đến việc thu hồi tiền thuê của Công ty trở nên khó khăn hơn nhiều.

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng

Khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là trong ngành Tài chính - Ngân hàng từ

năm 2007 làm cho rủi ro và nguy cơ xảy ra rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt

động cho thuê tài chính. Trong giai đoạn 2007-2010, thực trạng về rủi ro của Công ty được thực hiện qua các chỉ tiêu.

2.3.2.1 Nợ quá hạn

Phân tích nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 2.6: Nợ quá hạn 2007-2010 Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 -Tổng dư nợ cho thuê 813 1309 1622 1755 -Nợ quá hạn 19 45 168 543 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,33% 3,43% 10,35% 30,94%

42 2,33 3,43 10,35 30,94 0 5 10 15 20 25 30 35 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Tỷ lệ nợ quá hạn Hình vẽ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn 2007-2010

Bảng 2.6 đã phân loại Nợ quá hạn theo Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2008, Nợ quá hạn mới chỉ 45 tỷđồng ; nhưng sang năm 2009 nợ quá hạn tăng vọt lên 168 tỷđồng và năm 2010 nhiều nhất 543 tỷ đồng. Điều này dẫn đến tỷ lệ Nợ quá hạn của các năm lần lượt tăng lên là 3,43% năm 2008; 10,35% năm 2009 và 30,94% năm 2010. Có thể thấy tốc độ tăng Nợ quá hạn trong 3 năm quá cao, năm sau hơn gấp đôi năm trước. Trong khi đó tốc độ tăng Tổng dư nợ cho thuê năm sau so với năm trước lần lượt là 23,9%% (năm 2009 so với 2008) và 34,07% (năm 2010 so với 2008).

Theo tính chất của các khoản Nợ quá hạn, trong năm 2008, phần lớn các khoản Nợ quá hạn nằm trong Nhóm V (nợ quá hạn trên 360 ngày), 65% nợ quá nằm trong nhóm nợ quá hạn nguy hiểm nhất này. Sang các năm 2009 và 2010, các khoản

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)