Yêu cầu của công tác quản lý thuế TNDN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Yêu cầu của công tác quản lý thuế TNDN

Mục tiêu đặt ra cho công tác quản lý thuế TNDN là: thực hiện tốt nhất dự toán thuế TNDN đã đƣợc cơ quan quyền lực nhà nƣớc quyết định; đảm bảo các văn bản pháp luật về thuế TNDN đƣợc thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống KTXH; bảo đảm phát huy đƣợc vai trò tích cực của thuế TNDN trong điều chỉnh vĩ mô các hoạt động KTXH theo mục tiêu của nhà nƣớc và nâng cao ý thức trách nhiệm của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra cho công tác quản lý thuế TNDN nói trên, thì công tác quản lý thuế TNDN cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:

i) Vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế TNDN và xây dựng các biện pháp quản lý thuế TNDN phù hợp với thực trạng KTXH trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ từng thời kỳ, tạo thuận lợi cho ngƣời thu và nộp thuế, quản lý thu thuế TNDN phải đảm bảo các chi phí phát sinh từ cơ quan thu và đối tƣợng nộp thuế là thấp nhất, số thuế tập trung vào NSNN là cao nhất, nhƣng vẫn đảm bảo nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu; hạn chế các trƣờng hợp trốn thuế, lậu thuế và các gian lận khác về thuế;

ii) Quản lý thuế TNDN phải đảm bảo tuân thủ theo đúng với các quy định trong các văn bản pháp luật về thuế TNDN đã ban hành. Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định;

iii) Quản lý thu thuế TNDN phải đảm bảo phù hợp với thực trạng KTXH và phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu KTXH vĩ mô của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 30)