8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Tổ chức thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm: Tháng 2 và tháng 3 năm 2014.
Đƣợc sự đồng ý của ban lãnh đạo nhà trƣờng, tổ Toán và các GV dạy Toán ở các lớp trên chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng song song theo lịch công tác của nhà trƣờng.
Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Lành Thị Quyên. Tại lớp thực nghiệm:
- Giáo viên thực hiện theo tiến trình giúp cho HS chiếm lĩnh đƣợc tri thức phƣơng pháp trong việc học Toán.
- Quan sát hoạt động học tập của HS, đánh giá trên hai mặt định tính và định lƣợng để nhận định kết quả về việc tiếp thu tri thức phƣơng pháp của HS. Giáo viên dạy lớp đối chứng: Trần Hƣơng Huyền.
Tại lớp đối chứng:
- Giáo viên vẫn dạy bình thƣờng, không tiến hành nhƣ đối với lớp thực nghiệm và quan sát điều tra kết quả học tập của HS ở lớp đối chứng.
Chúng tôi chú trọng các vấn đề sau trong thực nghiệm: - Tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản.
- Định hƣớng cho HS tự rút ra các thuật giải, các phƣơng pháp cho những dạng toán cơ bản.
- Rèn luyện cho HS các thao tác tƣ duy trong việc hình thành khái niệm, chứng minh định lý, giải bài tập toán.
Để theo dõi tiến trình thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các công cụ sau: - Kiểm tra tự luận: Nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội bài học của HS qua các tiết học. Kiểm tra kiến thức của từng cá nhân của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận. Nội dung kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng mà bộ Giáo dục và Đào tạo đƣa ra. Tất cả các bài kiểm tra đƣợc một ngƣời chấm thống nhất theo thang điểm từ 1 đến 10.
- Phiếu khảo sát dành cho HS: Để đánh giá mức độ nhận thức, nắm bắt và thể hiện việc sử dụng các biện pháp dạy học tri thức phƣơng pháp cho HS, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi. Sử dụng phiếu khảo sát dành cho HS với các câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của HS về nội dung bài học, về các tri thức phƣơng pháp mà học sinh thu nhận đƣợc sau mỗi bài học.
- Quan sát trong lớp học: Đƣợc sử dụng nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về việc tiếp thu các tri thức phƣơng pháp trong học tập. Chúng tôi kiểm tra vở ghi, vở bài tập,…để có cái nhìn bao quát về cách học sinh học tập cũng nhƣ hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đƣa ra.
- Phỏng vấn: Để có những thông tin về tác động của việc sử dụng các biện pháp dạy học tri thức phƣơng pháp cho HS, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ những thông tin về những vấn đề khó xác định đƣợc qua quan sát và phiếu hỏi nhƣ khả năng áp dụng vào thực tế của các biện pháp, những khó khăn khi sử dụng các biện pháp sƣ phạm vào dạy học tri thức phƣơng pháp,…Những phỏng vấn này đƣợc tiến hành theo cách trò chuyện hoặc hỏi qua phiếu với những câu hỏi định hƣớng, kết hợp quan sát những biểu hiện bên ngoài của đối tƣợng. Kết quả phỏng vấn đƣợc xử lí và đƣợc phân tích định tính.
- Thống kê Toán học: Sau khi chấm bài kiểm tra của HS, chúng ta có thể tính đƣợc các thông số thống kê sau:
+ Điểm trung bình của các bài kiểm tra đƣợc tính theo công thức
Trong đó N là số bài kiểm tra của HS, là loại điểm và là tần số các điểm mà HS đạt đƣợc.
+Phƣơng sai đƣợc tính bằng công thức
+ Độ lệch chuẩn đƣợc tính bằng công thức
+ Hệ số phân tán (%), hệ số này càng thấp thì chất lƣợng bài kiểm tra càng cao.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê Toán học để có cơ sở khoa học nhằm khẳng định chất lƣợng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Sau khi hoàn thành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng chúng tôi cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một bài kiểm tra tổng hợp trong thời gian 120 phút. Nội dung của bài kiểm tra nhƣ sau:
Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi ABCD cạnh a, có
góc và .
1. Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD). Tính SH và độ dài cạnh SC.
2. Chứng minh .
4. Gọi là góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD). Tính .
Bài 2. Cho hình lập phƣơng ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Lấy điểm M thuộc AD’. Điểm N thuộc BD với
1. Chứng minh rằng với thì MN ngắn nhất.
2. Khi MN ngắn nhất, chứng minh rằng MN là đoạn vuông góc chung của AD’ và DB; MN || A’C.
3. Chứng minh rằng khi x thay đổi thì MN || (A’BCD’).
Các bài toán trong đề kiểm tra này đƣợc chọn lọc một cách kỹ lƣỡng. Ở đây gồm cả bài toán vừa có tính cơ bản, đã có những thuật giải và những bài toán khó, muốn giải quyết đƣợc cần có những biến đổi, dự đoán hợp lý. Sau đây là các dụng ý của chúng tôi khi đƣa ra bài kiểm tra này.
Bài 1.1: Nhằm kiểm tra tri thức phƣơng pháp về việc tìm hình chiếu vuông góc của một điểm lên một mặt phẳng.
Bài 1.2: Kiểm tra việc vận dụng thuật giải chứng minh hai đƣờng thẳng vuông góc vào bài toán cụ thể.
Bài 1.3: Áp dụng thuật giải chứng minh hai mặt phẳng vuông góc. Bài 1.4:Áp dụng phƣơng pháp xác định góc giữa hai mặt phẳng.
Bài toán này chúng tôi đƣa ra nhằm kiểm tra việc tiếp thu của HS các tri thức phƣơng pháp đƣợc trình bày rõ trong SGK và các tri thức phƣơng pháp ẩn sau các định nghĩa, định lí, bài tập toán.
Bài 2. Để có thể giải đƣợc bài này, HS cần phải vận dụng tốt các tri thức phƣơng pháp tìm đoán đã học trong chƣơng.
Bài 2.1. Nhằm kiểm tra tri thức phƣơng pháp về “Quy lạ về quen” của HS, tức là muốn chứng minh MN ngắn nhất với giá trị của x cho trƣớc thì phải tính đƣợc MN thông qua x.
Bài 2.2. Mục đích kiểm tra tri thức phƣơng pháp về chứng minh hai đƣờng thẳng vuông góc dựa vào tính toán, dự đoán các tam giác đồng dạng để chứng minh quan hệ song song.
Bài 2.3. Dự đoán các tam giác đồng dạng, từ đó chứng minh quan hệ song song.