8. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Dạy học giải bài tập toán học
Theo G. Polya, tìm đƣợc một lời giải hay của bài toán tức là đã khai thác đƣợc những đặc điểm riêng lẻ của bài toán, điều đó làm cho HS “Có thể biết đƣợc cái quyến rũ sáng tạo cùng niềm vui thắng lợi”.
Ở trƣờng phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động Toán học cho HS, trong đó giải Toán là hình thức chủ yếu. Do vậy, dạy học giải bài tập toán có tầm quan trọng đặc biệt và từ lâu đã là một vấn đề trọng tâm của phƣơng pháp dạy học toán ở trƣờng phổ thông. Đối với HS có thể coi việc giải bài toán là một hình thức chủ yếu của việc học Toán, vì bài toán có những chức năng sau:
- Chức năng dạy học: Bài tập nhằm củng cố, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo những vấn đề về lý thuyết đã học. Trong nhiều trƣờng hợp giải Toán là một hình thức rất tốt để để dẫn dắt HS tự mình đi đến kiến thức mới. Có khi bài tập lại là một định lý, mà vì một lý do nào đó không đƣa vào lý thuyết. Cho nên qua việc giải bài tập mà HS mở rộng đƣợc tầm hiểu biết của mình.
- Chức năng giáo dục: Thông qua việc giải bài tập mà hình thành cho HS thế giới quan duy vật biện chứng, niềm tin và phẩm chất đạo đức của ngƣời lao động mới. Qua những bài toán có nội dung thực tiễn, HS nhận thức đúng đắn
về tính chất thực tiễn của Toán học. Đồng thời, HS phải thể hiện một số phẩm chất đạo đức của ngƣời lao động mới qua hoạt động Toán mà rèn luyện đƣợc: Đức tính cẩn thận, chính xác, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kỷ luật, năng suất cao, khắc phục khó khăn,.. Biết đƣợc đúng sai trong Toán học và trong thực tiễn.
- Chức năng phát triển: Giải bài tập Toán nhằm phát triển năng lực tƣ duy cho HS, đặc biệt là phát triển tƣ duy linh hoạt, hình thành những phẩm chất tƣ duy khoa học.
- Chức năng kiểm tra: Bài tập nhằm đánh giá mức độ, kết quả dạy học, đánh giá khả năng học Toán và trình độ phát triển của HS và vận dụng kiến thức đã học. Trong việc lựa chọn bài toán và hƣớng dẫn HS giải Toán, GV cần phải chú ý đầy đủ đến tác dụng nhiều mặt của bài toán.
Trong quá trình dạy học giải bài tập Toán, GV cần lƣu ý truyền thụ cho HS các tri thức phƣơng pháp thể hiện cả hai loại phƣơng pháp: Phƣơng pháp có tính chất thuật giải và phƣơng pháp có tính chất tìm đoán, đó là:
- Thông qua việc giải những bài toán cụ thể, HS sẽ nắm đƣợc phƣơng pháp chung 4 bƣớc để giải toán và có ý thức vận dụng chúng trong quá trình giải toán.
- Phát huy tối đa hiệu quả, ƣu điểm của các phƣơng pháp giải toán trong SGK, hình thành các kĩ năng giải bài tập toán. Từ đó kiến tạo ra các bài toán mới, phƣơng pháp giải toán mới.
- Xây dựng quy trình giải các dạng toán điển hình, từ đó đề ra các bài toán gốc là cơ sở cho việc xây dựng các bài toán nâng cao.