Một số định hƣớng sƣ phạm để đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tri thức phương pháp trong dạy học chương vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian (Hình học lớp 11 trung học phổ thông) (Trang 43 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Một số định hƣớng sƣ phạm để đề xuất các biện pháp

Định hướng 1: Các biện pháp đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng nội dung chƣơng trình, SGK Toán 11 và các nguyên tắc dạy học.

SGK Hình học đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nƣớc, theo một hệ thống quan điểm nhất quán về

phƣơng diện Toán học cũng nhƣ phƣơng diện sƣ phạm, đã thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và đƣợc chỉnh lý nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nƣớc ta.

Vì thế khi đề ra các biện pháp để rèn luyện tri thức phƣơng pháp cần phải bám sát, khai thác một cách tối ƣu, triệt để các ý tƣởng, dụng ý của sách để có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông.

Các nguyên tắc dạy học Toán là những luận điểm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học môn Toán. Các nguyên tắc dạy học Toán liên quan chặt chẽ với vị trí, nhiệm vụ dạy học Toán, với các quy luật hoạt động nhận thức Toán học của HS và với đặc điểm môn Toán.

Trong dạy học Toán, cần thiết phải đảm bảo nguyên tắc tính hệ thống và tính tuần tự. Các kiến thức muốn hiểu đƣợc một cách thấu đáo thì phải đƣợc sắp xếp có thứ tự và tuần tự từng bƣớc đƣợc đƣa vào hoạt động nhận thức của HS. Đặc biệt là trong môn Toán- môn học có tính hệ thống chặt chẽ. Kiến thức Toán học chỉ có thể hiểu kĩ và vững chắc nếu nhƣ HS nắm đƣợc chúng một cách có hệ thống và cũng có kiến thức Toán học mới có cơ sở để rèn luyện tƣ duy, thế giới quan khoa học. Vì thế khi dạy học Toán, cần xác định vị trí của bài học trong toàn chƣơng, trong toàn bộ giáo trình, trong hệ thống chƣơng trình Toán để thấy mối liên hệ giữa những kiến thức của bài đó với nhau, những kiến thức của bài trƣớc và của các bài sau.

Định hướng 2: Các biện pháp phải mang tính khả thi, đảm bảo phù hợp với nội dung mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định cho HS, có thể thực hiện đƣợc trong điều kiện thực tế của quá trình dạy học các lớp 11 THPT.

Định hướng 3: Các biện pháp đƣợc xây dựng phải dựa trên định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, GV là ngƣời tổ chức, điều khiển, thể chế hóa kiến thức, HS có một môi trƣờng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.

“Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn

học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS”.

Quy định này đã trở thành định hƣớng cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta hiện nay, có thể gọi tắt là định hƣớng hoạt động mà tinh thần cơ bản là:“PPDH cần tạo cơ hội cho ngƣời học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo” [1, tr. 114].

GV là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho HS tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phƣơng pháp học, trong đó cơ bản là phƣơng pháp tự học.

Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay là: “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động” bao hàm một loạt ý tƣởng lớn đặc trƣng cho phƣơng pháp dạy học hiện đại đó là:

Thứ nhất: Xác lập vị trí chủ thể của ngƣời học, đảm bảo tính tự giác tích cực của ngƣời học là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái đọ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh GV. Hoạt động tự giác tích cực của ngƣời học thể hiện ở chỗ HS học tập thông qua các hoạt động hƣớng đích và gợi động cơ để biến nhu cầu của xã hội chuyển hóa thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình.

Thứ hai: Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của ngƣời học.

Thứ ba: Việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học. Mục đích dạy học không phải chỉ ở những kết quả cụ thể của quá trình học tập, ở tri thức và kĩ năng bộ môn mà điều quan trọng hơn là ở bản thân việc học, ở cách học, ở khả năng đảm nhiệm, tổ chức và thực hiện những quá trình học tập một cách hiệu quả.

Thứ tƣ: Dạy tự học trong quá trình dạy học.

Dạy tự học đƣơng nhiên chỉ có thể thực hiện đƣợc trong một cách dạy học mà ngƣời học là chủ thể, tự họ hoạt động để đáp ứng nhu cầu của xã hội đã chuyển hóa thành nhu cầu của chính bản thân họ.

Thứ năm: Xác định vai trò mới của ngƣời thầy với tƣ cách là ngƣời thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa.

Thiết kế và lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức tổ chức.

Ủy thác là biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò, chuyển giao cho trò không phải là tri thức sẵn có mà là những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.

Điều khiển, kể cả điều khiển về mặt tâm lý bao gồm sự động viên, hƣớng dẫn trợ giúp và đánh giá.

Thể chế hóa là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hóa những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của toàn xã hội, thể chế cho tri thức đƣợc chiếm lĩnh, hƣớng dẫn khả năng vận dụng và cách ghi nhớ hoặc cho phép giải phóng khỏi trí nhớ.

Định hướng 4: Các biện pháp phải đƣợc sử dụng hiệu quả cho dạy học ở cả chƣơng trình chuẩn, chƣơng trình nâng cao lớp 11- THPT nói riêng và trong dạy học môn Toán nói chung.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tri thức phương pháp trong dạy học chương vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian (Hình học lớp 11 trung học phổ thông) (Trang 43 - 46)