8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Dạy học quy tắc, phƣơng pháp
Những quy tắc và phƣơng pháp trong toán học thƣờng gắn liền với định nghĩa, định lý. Có những quy tắc, phƣơng pháp dựa vào định nghĩa, định lý, có khi chỉ là một hình thức phát biểu khác của định nghĩa hay định lý. Việc dạy học quy tắc, phƣơng pháp đƣợc phân biệt dựa trên khái niệm thuật giải.
Trong dạy học thuật giải hoặc các quy tắc tựa thuật giải có một số điểm cần lƣu ý nhƣ sau:
- Thứ nhất, nên cho HS biết nhiều hình thức thể hiện một quy tắc, tạo điều kiện cho họ nắm vững nội dung từng bƣớc và trình tự thực hiện các bƣớc của quy tắc đó.
- Thứ hai, cần trình bày rõ các bƣớc trong những ví dụ cụ thể theo một sơ đồ nhất quán trong một thời gian thích đáng.
- Thứ ba, cần tập luyện cho HS thực hiện tốt những chỉ dẫn nêu trong thuật giải hoặc trong quy tắc tựa thuật giải.
- Thứ tƣ, cần làm cho HS ý thức đƣợc và biết sử dụng các cấu trúc điều khiển cơ bản để quyết định trình tự các bƣớc.
Cùng với những thuật giải và quy tắc tựa thuật giải thì một số quy tắc, phƣơng pháp có tính chất tìm đoán nhƣ quy lạ về quen, khái quát hóa, tƣơng tự hóa, phƣơng pháp tìm lời giải của bài toán,…cũng rất quan trọng. Những quy tắc, phƣơng pháp tìm đoán chỉ là những gợi ý để giải quyết vấn đề chứ không phải là những thuật giải bảo đảm chắc chắn dẫn tới thành công. Vì vậy, khi cho HS sử dụng chúng, cần rèn luyện cho họ tính mềm dẻo, linh hoạt, biết điều chỉnh phƣơng hƣớng, thay đổi phƣơng pháp khi cần thiết.
Khi dạy học quy tắc, phƣơng pháp là GV đã truyền thụ cho HS hệ thống các thuật giải đối với những bài toán tồn tại những quy tắc xác định mô tả quá trình giải, đồng thời xây dựng các quy tắc tựa thuật giải giúp HS linh hoạt trong việc xử lí các tình huống, các vấn đề mới.