Tạo lập môi trường chính trị, tâm lý xã hội ổn định.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhtmcp sài gòn - hà nội – shb (Trang 56 - 59)

Môi trường chính trị, tâm lý xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong việc sử dụng sản phẩm tài chính của ngân hàng. Nếu chính trị xã hội không ổn định thì gây hoang mang cho người dân, dẫn tới họ không tin tưởng vào ngân hàng và họ sẽ đầu tư vào các phương thức kinh doanh khác hoặc rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để thu hút người dân đến với ngân hàng, chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm duy trì ổn định, giữ vững chính trị, tâm lý trong Xã hội, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và an toàn giúp khách hàng yên tâm khi họ sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là cơ quan quản lý của toàn bộ hệ thống NHTM trên cả nước, có chức năng quản lý, giám sát và hỗ trợ cho hoạt động của các NHTM về mọi mặt, có trách nhiệm hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia. Hiệu quả hoạt động của NHNN không những có sự ảnh hưởng quyết định đến sự ổn định giá trị tiền tệ cũng như sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn cho phép chi phối các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế một cách chủ động, linh hoạt.

NHNN cần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực phân tích dự báo để có những giải pháp phản ứng kịp thời trước những biến động.

Tăng cường vai trò điều tiết, định hướng của các lãi suất do NHNN công bố đối với lãi suất thị trường, có biện pháp ngăn chặn các cuộc đua lãi suất không cần thiết và không hiệu quả giữa các ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá thị trường

hàng. Cần tăng cường giám sát từ xa, đảm bảo hoạt động của hệ thống NHTM an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực về thanh tra giám sát ngân hàng: đổi mới mô hình giám sát của thanh tra ngân hàng, mở rộng đối tượng chịu thanh tra, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, tham gia các hiệu ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính, tăng cường vai trò trung tâm thông tin tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật: sửa đổi bổ sung luật NHNN và luật các TCTD; xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung các quy định về cấp phép, tổ chức và hoạt động của các TCTD; hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối; cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3.3 Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội – SHB

Sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh, cơ cấu tổ chưc nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. tăng cường cung cấp các dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí và các thủ tục hành chính. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn là hoạt động nền tảng của các ngân hàng thương mại. Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cho nền kinh tế, vì nó là yếu tố “đầu vào” tác động trực tiếp đến quy mô “đầu ra” sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Đối mặt với những thách thức và khó khăn mà cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Việt Nam cũng có những dấu hiệu dần bình phục, trong đó ngành ngân hàng đóng vai trò chủ chốt. Trong điều kiện đặc biệt như thế này, để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đảm bảo được hoạt động kinh doanh, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Chính phủ và NHNN đã đề ra, thì hoạt động huy động vốn phải càng đặc biệt chú trọng và nâng cao hơn.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà chính phủ và NHNN đã giao cho, toàn thể nhân viên ngành ngân hàng nói chung và SHB nói riêng phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng. Và trong đó, hoạt động huy động vốn phải được chú trọng một cách đúng mức để có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó. Do đó, chuyên đề tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội – SHB” đã kết hợp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, phân tích, so sánh… để làm rõ nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống những vấn đề có tính lý luận về vốn và khả năng huy động vốn của NHTM

Thứ hai, khái quát tình hình kinh doanh của SHB, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn, từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn tại SHB.

Thứ ba, trên cơ sở những định hướng phát triển của SHB, chuyên đề đã đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại SHB.

Do hạn chế về trình độ cũng nhưng kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý kiến của thầy, cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS Tô Kim Ngọc. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng – Nhà xuất bản thống kê (2011)

2. TS Lê Thị Xuân, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

3. Tập thể biên soạn Học viện Ngân hàng, Giáo trình Kế toán Ngân hàng. năm 2011

4. Sổ tay tín dụng cho toàn hệ thống SHB 5. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB

6. Báo cáo cân đối kế toán của SHB năm 2010, 2011, 2012

7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB các năm 2010, 2011, 2012.

8.Website của SHB : http://shb.com.vn

9. Website của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: www.Vnba.org.vn

10. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ngày 16/07/2009

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhtmcp sài gòn - hà nội – shb (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w