Sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhtmcp sài gòn - hà nội – shb (Trang 49 - 50)

- Hoạt động thanh toán và ngân quỹ.

b. Nguyên nhân chủ quan.

3.2.2 Sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất

Lãi suất là giá cả của nguồn vốn, nó là nhân tố tác động trực tiếp đến khả năng huy động và cho vay của ngân hàng. Một sự thay đổi nhỏ của lãi suất có thể dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ TCTD này sang TCTD khác. Lãi suất huy động của ngân hàng vẫn còn có độ trễ so với thị trường. Vì vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh trong thu hút vốn từ nền kinh tế, ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn. Ngân hàng cần xác định lãi suất theo hướng:

Một là, thực hiện lãi suất theo thị trường và mối quan hệ cung - cầu về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ vào lãi suất cho vay để quyết định lãi suất huy động, đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi. Lãi suất danh nghĩa

phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến. Như thế mới khuyến khích được tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Hai là, áp dụng lãi suất phân biệt giữa các kỳ hạn: ngắn, trung, dài hạn, lãi suất trả trước, trả sau, triển khai lãi suất lũy tiến theo số lượng tiền gửi.

Ba là, lãi suất huy động và cho vay phải phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Quy chế trả lãi tiền gửi phải thống nhất xuyên suốt và tiện lợi. Việc này giúp ngân hàng phục vụ tốt hơn đối với khách hàng.

Chính sách lãi suất phải động viên khuyến khích dân cư, các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng. Xóa bỏ đi sự chênh lệch về lãi suất giữa tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhtmcp sài gòn - hà nội – shb (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w