- Hoạt động thanh toán và ngân quỹ.
2.2.3.2 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
này thông qua việc tiếp thị, triển khai các dịch vụ thanh toán, đa dạng hoá các hình thức HĐV, xác định được tầm quan trọng của NVHĐ từ dân cư và DN do đó công tác HĐV qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả cao.
Bảng 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % -Tiền gửi DN 381,877 34,23 609,518 45,10 661,162 34,44
-Tiền gửi tiết kiệm 421,102 37,75 584,775 43,27 844,707 44,01
-P/hành công cụ nợ và khác
312,576 28,02 157,151 11,63 413,611 21,55
Tổng NVHĐ 1115,555 100 1351,444 100 1919,48 100
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu NVHĐ theođốitượng khách hàng gửi tiền
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi DN là 2 nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ, trong năm 2010 tiền gửi tiết kiệm chiếm 37,75% tương đương với 421,102 tỷ đồng và năm 2011 chiếm 43,27% tương đương với 584,775 tỷ đồng, năm 2012 844,707 tỷ đồng chiếm 44,01%. Đối với nguồn tiền gửi DN ở năm 2010 là 381,877 chiếm 34,23%, năm 2011 là 609,518 tỷ đồng chiếm 45,10%, năm 2012 là 661,162 tỷ đồng chiếm 34,44%. Còn đối với việc phát hành công cụ nợ và tiền gửi khác tăng giảm không đều qua các năm. Nhất là ở năm 2011 ở khoản tiền gửi khác giảm mạnh (ở khoản này lần lượt theo các năm 2010, 2011, 2012 là: 291,701; 141,724; 393,49 tỷ đồng).
* Tiền gửi DN:
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi doanh nghiệp
Đơn vị : Tỷ đồng 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % - TG KKH 353,102 528,504 322,736 175,402 49,67 -205,768 -38,93 - TG CKH 28,775 81,014 338,426 52,239 181,5 257,412 317,74 Tổng NVHĐ 381,877 609,518 661,162 227,641 59,61 51,644 8,47
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)
Biểu đồ 2.5: Tăng giảm tiền gửi doanh nghiệp
Qua bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng của tiền gửi doanh nghiệp ở năm 2011 so với năm 2010 tăng lên rất nhanh đạt mức 227,641 tỷ đồng chiếm 59,61%, tuy nhiên ở năm 2012 so với năm 2012 thì mức tăng này lại khá thấp chỉ ở mức 51,664 chiếm 8,47%.
Trong cơ cấu của loại tiền gửi doanh nghiệp thì tiền gửi CKH luôn chiếm một tỷ lệ thấp ở năm 2010 và năm 2011 tuy nhiên ở năm 2012 thì tiền gửi CKH lại chiếm tỷ trọng rất lớn chiếm tỷ trọng 51,19% trong tổng lượng tiền gửi của DN, tốc độ tăng trưởng của khoản mục này tăng lên rất nhanh qua các năm mức tăng này ở năm 2011/2010 là 181,5% còn ở năm 2012/2011 là 317,74%, sở dĩ có điều này là do đối với các doanh nghiệp thì ở những năm 2011, 2012 thì lãi suất của ngân hàng trong các năm này tăng lên rất nhanh do các ngân hàng ở năm 2011 và năm 2012 rất khát vốn. Nên lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng ở mức rất cao khiến cho các DN gặp rất nhiều khó khăn nên họ thay vì đầu tư vào các kênh khác họ đầu
tư vào tiền gửi có kỳ hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là phần nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi đó.
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % - TG KKH 1,049 0,611 14,338 -0,438 -41,75 13,727 2246,6 - TG CKH 420,053 584,164 830,369 164,111 39,07 246,205 42,15 Tổng NVHĐ 421,102 584,775 844,707 163,673 38,87 259,932 44,46
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng NVHĐ từ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng có mức tăng trưởng khá đều qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng của khoản tiền gửi này lại nghiêng hẳn về tiền gửi CKH. Sở dĩ có điều này là do khoản mục tiền gửi tiết kiệm này hầu hết là do nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư, họ gửi vào chủ yếu là để hưởng lợi tức.
Nguồn tiền gửi KKH trong năm 2012 tăng lên rất cao so với năm 2011 và 2010. Cụ thể là năm 2012/2011 tăng lên 2246,6%. Tuy nhiên mức tăng này so với tiền gửi CKH lại không đáng là bao. Ở tiền gửi CKH mức tăng trưởng lại rất đều qua các năm lần lượt là 39,07% ở năm 2011/2010 và 42,15% ở năm 2012/2011. Sỡ dĩ có mức tăng đều đặn qua các năm như thế là do ở năm 2011 và năm 2012 lãi suất huy động của ngân hàng tăng lên rất cao. Chính vì điều này đã khiến ngân hàng thu hút được rất nhiều lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.