Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 71)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đó là:

2.2.3.1 Những nguyên nhân khách quan

a) Đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam còn thiếu kiến thức về các phương thức TTQT đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ.

Bên cạnh những doanh nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì cũng có không ít những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhưng sai sót gây tổn hại không những đến chính doanh nghiệp mà còn gây tổn hại đến uy tín của Ngân hàng. Hầu hết các bộ chứng từ đều có sai sót, nhẹ thì Chi nhánh báo cho đơn vị sửa, nhưng còn một số lỗi không thể sửa được thì Chi nhánh chỉ còn cách báo cho Ngân hàng nhận L/C biết và chờ chỉ thị của họ. Chính vì vậy việc thanh toán có thẻ bị chậm, bị phạt, thậm chí còn phải huỷ bỏ.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường hay mắc lỗi trong việc lập hồ sơ gửi đi thanh toán, dẫn đến việc có thể bị từ chối thanh toán hoặc do kiểm tra các điều khoản của L/C không kỹ dẫn đến không phát hiện ra các điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tin của ngân hàng.

Theo số liệu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới 60% giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT trong khi 80-83% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu, trong khi đó, đối tác nước ngoài lại là những nhà chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dày dạn kinh nghiệm, họ hay gây bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

b) Thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch cho hoạt động TTQT.

Hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu, bất cập, mặc dù luật Ngân hàng đã ban hành và có hiệu lực, nhưng chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao. Văn bản pháp lý cho hoạt động TTQT mới chỉ dừng lại ở những văn bản pháp lý có liên quan. Những văn bản này mới chỉ được ban hành và đang trong giai đoạn hướng dẫn thi hành. Cụ thể, ngày 29/11/2005 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua luật các công cụ chuyển nhượng thay cho Pháp lệnh về thương phiếu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 và các pháp lệnh khác về thương phiếu và séc. Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006. Ngày 13/12/2005 Pháp lệnh ngoại hối được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006.

Như vậy, môi trường pháp lý cho dịch vụ TTQT của Việt Nam còn chưa đủ, vì vậy dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm có nhiều hạn chế mà nguyên nhân có thể từ việc văn bản pháp lý cho dịch vụ này chưa có hoặc chưa đủ.

c) Thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển gây ra những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT của các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Từ Liêm nói riêng.

Ngay cả những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường như kỳ hạn, hoán đồi tiền tệ chưa được linh hoạt. Nghiệp vụ Quyền lựa chọn tiền tệ đang được thí điểm không lâu thì lại bị yêu cầu không được phép thực hiện, nghiệp vụ tương lai (foward) chưa được phép thực hiện... Điều này làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường ngoại hối.

Theo đánh giá của NHNN Việt Nam cho biết, sau hơn 15 năm hoạt động, thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so sánh với các nước trong khu vực, về cả quy mô và chiều sâu.

Hơn nữa còn phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng không giúp nâng cao được tính chuyển đổi của VND và chống đôla hóa trong nền kinh tế.

d) Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và khả năng tài chính còn yếu kém.

Do trình độ còn yếu kém nên trong quá trình ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp bất lợi và khi xảy ra rủi ro thường chịu thiệt thòi.

Hơn nữa, do ít có kinh nghiệm, mối quan hệ lại chưa rộng nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam dễ bị qua trung gian, mua bán vòng vèo và thậm chí bị lừa đảo. Mặt khác, các ngân hàng này lại thường vay vốn ngân hàng để kinh doanh, do vậy khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và dịch vụ TTQT của ngân hàng. Ngoài ra, trong quá trình ký kết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp trong nước ứng trước tiền hàng nhưng lại không yêu cầu đối tác nước ngoài phát hành thư bảo lãnh, đây là một thiếu sót rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thường hạn hẹp nên thường mở L/C trả chậm để kinh doanh. Khi tình hình tài chính bất ổn, doanh nghiệp không trả được tiền mặc dù đến ngày đáo hạn. Đây là nguyên nhân khiến cho việc phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng không đạt được kết quả tốt.

đ) Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong nước và quốc tế đặc biệt là các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam sau hơn 2 năm gia nhập WTO.

Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm, có thể nói ngân hàng công thương Việt Nam Vietinbank và ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank là hai đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực TTQT.

Theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bắt đầu từ ngày 1/4/2007 thị trường ngân hàng của Việt Nam đã mở cửa, theo đó các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Cho đến nay trên cả nước đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đó là các Ngân hàng: NHTNHH một thành viên ANZ Việt Nam, Ngân hàng TNHH một thành viên Hong leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered Việt Nam, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam. Các ngân hàng này thường có vốn điều lệ lớn, vì vậy cho phép các doanh nghiệp có thể vay được những khoản vốn lớn, thực hiện các dự án lớn, do đó có điều kiện rang buộc doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài thường có lợi thế về thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng và thanh toán đơn giản, có kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách khách hàng và hơn hết là với uy tín đã có ở nhiều nước trên thế giới, các ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh không thể coi nhẹ của

NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và đối với từng chi nhánh nói riêng trong lĩnh vực TTQT.

e) Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Trong những năm qua, tình hình thế giới thường xuyên biến động thất thường, gần đây nhất, năm 2008 đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp, ngân hàng… làm ăn suy giảm, thậm chí rơi vào cảnh phá sản. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng trong nước đã rút bớt tiền gửi ở nước ngoài về, đóng bớt tài khoản TTQT. Hơn nữa do hoạt động chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh nên cầu ngoại tệ của các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Từ Liêm nói riêng tăng mạnh. Vì vậy tình trạng khan hiếm ngoại tệ xảy ra, tác động xấu tới việc phát triển hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm. Thương mại quốc tế cũng vì thế mà phát triển chậm lại.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt đầu từ Mỹ, cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế và có đồng tiền có tính thanh khoản nhất thế giới đã khiến nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh. Nền kinh tế Mỹ suy thoái đã làm đồng đôla mất giá, gây tâm lý hoang mang cho những người chọn USD làm phương tiện cất trữ và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động thanh toán quốc tế giữa các quốc gia vì USD là ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất trong TTQT.

Thêm vào đó là sự tăng giảm thất thường của giá dầu mỏ và giá vàng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tác động đến dịch vụ TTQT của các ngân hàng.

Chính hoàn cảnh khó khăn như vậy đã làm cho dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm không đạt được như mong muốn.

2.2.3.2 Những nguyên nhân chủ quan

a) Hoạt động Marketing của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của chi nhánh Từ Liêm nói riêng chưa thực sự hiệu quả.

Hoạt động TTQT của ngân hàng chưa chú trọng đến công tác marketing. Hiện nay ngân hàng chưa có các chương trình marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Chính sách khách hàng của Ngân hàng chưa hợp lý.

Ngân hàng chưa có chính sách hợp lý với khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Cụ thể, đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng chưa có các chính sách ưu tiên hợp lý để duy trì mối quan hệ với khách hàng. Mặt khác, với đối tượng là các khách hàng mới thì ngân hàng lại chưa có những chính sách thu hút khách hàng hợp lý.

Do vậy, chính sách khách hàng không hợp lý là một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên. Trong thời gian tới ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

c) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tín dụng xuất nhập khẩu chưa hỗ trợ tốt cho hoạt động TTQT.

Tuy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Từ Liêm đã phát triển mạnh nhưng nguồn ngoại tệ thu được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của dịch vụ TTQT.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng mới chỉ mua vào và bán ra một lượng ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng nên lượng ngoại tệ thu về còn thấp. Hơn nữa, hình thức kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Từ Liêm

chủ yếu là hình thức giao ngay, các hình thức mua bán kỳ hạn và hoán đổi chưa phát triển nên ngân hàng chưa chủ động được lượng ngoại tệ phục vụ cho dịch vụ TTQT.

d) Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cho đến nay, một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sử dụng, chất lượng đường truyền tin giữa hội sở chính và các chi nhánh còn kém, mức độ tự động hóa của chương trình chưa cao, do vậy việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán còn gặp nhiều trục trặc, gây chậm trễ cho khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Thông tin cập nhật toàn hệ thống chưa cao, thông tin nắm bắt cạp nhật tình hình kinh tế-chính trị các nước chưa cao, đặc biệt các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác và không đầy đủ. Hệ thống thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế của các Chi nhánh trong nội bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tuy đã đựơc thực hiện trên máy vi tính nhưng chương trình phền mềm chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức độ tự động chưa cao, việc truyền tin vẫn do con người thực hiện qua hệ thống truyền tin. Vì vậy, việc truyền tin chậm trễ, dễ mất mát tập tin làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.

đ) Nguồn ngoại tệ chưa đáp ứng được nhu cầu của dịch vụ TTQT.

Dịch vụ TTQT thường đòi hỏi ngân hàng phải phải có nguồn ngoại tệ lớn, tuy nhiên NHNo&PTNT Từ Liêm lại chưa chủ động được nguồn ngoại tệ này. Khi ngân hàng cần sử dụng ngoại tệ để thanh toán thường phải thông qua hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Đặc biệt, khi nguồn ngoại tệ trên thị trường khan hiếm thì ngân hàng Từ Liêm càng khó khăn hơn và nhiều khi phải từ chối yêu cầu thanh toán của khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dịch vụ TTQT của ngân hàng Từ Liêm không thu được kết quả như mong muốn.

e) Cán bộ TTQT của ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm thực tế.

Trình độ cán bộ của Ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế tuy có đảm bảo yêu cầu song kinh nghiêm thực tế chưa nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác trong việc xử lý các tình huống, đặc biệt nhiều khi còn mắc khiếm khuyết.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm. Dịch vụ TTQT của ngân hàng thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất đinh song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong chương này, tôi đã rút ra những thành tựu, hạn chế từ việc phân tích quá trình phát triển của dịch vụ TTQT tại ngân hàng Từ Liêm, đồng thời cũng tìm ra một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế của dịch vụ TTQT tại ngân hàng, đây là cơ sở để tôi đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm trong thời gian tới ở chương 3.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NHNo&PTNT TỪ LIÊM

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 71)