Dịch vụ TTQT tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Dịch vụ TTQT tại các Ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Vai trò của dịch vụ TTQT đối với các Ngân hàng thương mại

Dịch vụ TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân ngân hàng, góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Hơn nữa, TTQT còn là mắt xích không thể thiếu trong việc chắp nối và thức đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh khác. Nhờ TTQT mà các ngân hàng phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu dịch vụ TTQT được đẩy mạnh thì hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng sẽ được tăng cường và tăng được nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Dịch vụ TTQT còn giúp ngân hàng thu hút thêm được nhiều khách hàng, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được quy mô hoạt động của mình, giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo được niềm tin cũng như uy tín của mình.

Dịch vụ TTQT cũng góp phần tăng thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Hơn thế, TTQT còn giúp tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, giúp hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hội nhập với hệ thống ngân hàng thế giới.

Tóm lại, dịch vụ TTQT có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của các NHTM.

1.2.1.2 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải phát triển dịch vụ TTQT.

Ngày nay, xu hướng hoạt động của các NHTM trên thế giới là mở rộng dịch vụ ngân hàng. Trên thực tế, những ngân hàng lớn trên thế giới có cơ cấu doanh thu từ dịch vụ TTQT chiếm khoảng 30% trong tổng doanh thu của ngân hàng.

Ở Việt Nam cũng vậy, dịch vụ TTQT có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào doanh thu của ngân hàng. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam đã chú trọng mở rộng và phát triển dịch vụ TTQT. Tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ này còn rất thấp, tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu của ngân hàng chỉ chiếm từ 5%-8%.

Trước sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, các NHTM cần có chiến lược phát triển mới để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đã và đang đặt ra. Chỉ có vậy, các NHTM Việt Nam mới cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài cũng như phát triển và mở rộng được hệ thống của mình. Trong hoàn cảnh đó, dịch vụ TTQT đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn. Các NHTM cần tập trung phát triển dịch vụ này để có thể hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường ngân hàng thế giới.

Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho dịch vụ TTQT của các NHTM phát triển cả về quy mô và chất lượng. Nhờ hội nhập mà các NHTM Việt Nam tranh thủ được kinh nghiệm quản lý, vốn và công nghệ để phát triển dịch vụ TTQT của mình.

1.2.1.3 Các NHTM Việt Nam có khả năng phát triển dịch vụ TTQT

Để phát triển dịch vụ TTQT đòi hỏi các NHTM phải có tiềm lực về mọi mặt như tài chính, nhân sự, qua hệ đại lý với các ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới, công nghệ ngân hàng hiện đại kết nối với mạng liên ngân hàng

toàn cầu… Và như vậy, trong tình hình hiện nay, các NHTM Việt Nam đã hôi đủ tất cả các điều kiện trên và hoàn toàn có khả năng phát triể dịch vụ TTQT. Nhờ hội nhập, hệ thống NHTM nước ta đã có nhiều cơ hội đuơcj bồi dưỡng kiến thức mới của các NHTM nước ngoài, có thêm nhiều cơ hội hợp tác quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, có cơ hội được hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến… Và do vậy, có thể khẳng đinh, các NHTM Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển dịch vụ TTQT.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w