Những thành tựu trong hoạt động cung cấp dịch vụ TTQT

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 63)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1Những thành tựu trong hoạt động cung cấp dịch vụ TTQT

2.2.1.1 Về quy mô và tốc độ phát triển dịch vụ TTQT

Tốc độ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh giai đoạn 2006-2009 khá cao, điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Doanh thu từ phí dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT giai đoạn 2006- 2009

Đơn vị: USD

Năm 2006 2007 2008 2009

Doanh thu 559186 1230303 1029412 1348649

Hình 2.7: Biểu đồ doanh thu từ phí dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT giai đoạn 2006-2009

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, doanh thu từ phí dịch vụ TTQT của chi nhánh đã có xu hướng tăng qua các năm.

Cụ thể, năm 2007, doanh thu từ phí dịch vụ TTQT đã đạt 1.230.303 USD, tức tăng 671.117 USD, tương đương 120% so với năm 2006.

Sang năm 2008, doanh thu này có giảm 200.891 USD, tương đương 16,3% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm sút doanh thu này là do năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, gây tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và qua đó làm suy giảm doanh thu từ phí dịch vụ TTQT của các ngân hàng.

Như vậy doanh thu từ phí dịch vụ TTQT của chi nhánh Từ Liêm có xu hướng tăng, điều đó thể hiện sự phát triển của dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ liêm.

2.2.1.2 Về ứng dụng công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng mới đã được ứng dụng có hiệu quả để phục vụ cho dịch vụ TTQT nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến, AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

2.2.1.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ TTQT

Ngân hàng Từ Liêm đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ TTQT để cung ứng cho khách hàng. Nếu vài năm trước đây khi mới được phép hoạt động trong lĩnh vực TTQT, NHNo&PTNT Từ Liêm chỉ cung cấp một số dịch vụ TTQT đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu…thì đến nay, ngân hàng đã cung cấp thêm nhiều dịch vụ TTQT phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ năng xử lý nghiệp vụ cao như thanh toán bằng L/C, từ L/C thông thường cho đến L/C xác nhận. Đây thực sự là bước phát triển vượt bậc của ngân hàng Từ Liêm trong phát triển dịch vụ TTQT.

2.2.1.4 Điều chỉnh mức phí dịch vụ TTQT hợp lý

Mức phí của các dịch vụ TTQT đã được ngân hàng điều chỉnh cho phù hợp với thị trường và đảm bảo khả năng cạnh tranh. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Dịch vụ NHNo&PTNT Từ Liêm Vietcombank NHNo&PTNT Từ Liêm Vietcombank NHNo&PTNT Từ Liêm Vietcombank

Mở L/C 0,2% 0,05% 20$ 20$-50$ Tối thiểu 20$Tối đa 300$

Tối thiểu 50$ Tối đa 500$

Thanh toán bộ chứng từ 0,2% 0,2% 5$ 10$ Tối thiểu 20$Tối đa 400$

Tối thiểu 20$ Tối đa 500$

Sửa đổi tăng tiền 0,1% 0,05% 5$ 10$ Tối thiểu 20$Tối đa 300$

Tối thiểu 50$ Tối đa 500$

Hủy L/C 10$ 20$ 5$ 10$

Thanh toán nhờ thu 0,2% 0,2% 5$ 10$ Tối thiểu 5$Tối đa 200$

Tối thiểu 20$ Tối đa 200$ Tra soát hủy lệnh chuyển tiền

hàng xuất khẩu

+ Thông báo thư tín dụng

+ Thông báo sửa đổi tăng tiền thư tín dụng + Thông báo sửa đổi khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuyển tiếp thư tín dụng

20$ 10$ 5$ 10$ 20$-50$ 10$ 5$ 10$

So sánh hay biểu phí trên có thể thấy, mức phí dịch vụ NHNo&PTNT Từ Liêm đưa ra thấp hơn cả về điện phí, mức phí tối đa, tối thiểu so với ngân hàng Vietcombank.

Cụ thể, điện phí phát hành L/C của ngân hàng Từ Liêm là 20$ trong khi của Vietcombank là 20$-50$, các điện phí khác của ngân hàng Từ Liêm chỉ là 5$ trong khi của Vietcombank là 10$, tức gấp 2 lần mức điện phí của ngân hàng Từ Liêm. Tương tự, các phí dịch vụ khác của Vietcombank nhìn chung đều cao hơn tại ngân hàng No&PTT Từ Liêm.

Điều này cho thấy ngân hàng Từ Liêm đã điều chỉnh phí dịch vụ TTQT của mình một cách hợp lý, có khả năng cạnh tranh với các NHTM chuyên thực hiện dịch vụ này như Vietcombank mặc dù TTQT còn là một dịch vụ khá mới mẻ đối với NHNo&PTNT Từ Liêm. Đây có thể nói là một lợi thế của ngân hàng trog phát triển dịch vụ TTQT ở cả hiện tại và tương lai. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào tiểm năng phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng Từ Liêm với mức phí cạnh tranh như vậy.

2.2.1.4 Hoạt động TTQT phát triển đã góp phần tăng thu ngoại tệ và phát triển các hoạt động khác của ngân hàng.

Hầu hết các dịch vụ TTQT đều được ngân hàng thu phí bằng ngoại tệ, nguồn ngoại tệ này góp phần không nhỏ vào doanh thu ngoại tệ của ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi thu được tiền hàng thường bán ngọi tệ cho ngân hàng, do đó góp phần tăng lượng cung ngoại tệ của ngân hàng.

2.2.1.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới

Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới là điểm mạnh để ngân hàng phát triển hoạt động TTQT.

Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với trên 2.230 chi nhánh và điểm giao

dịch được bố chí trải đều từ Miền Bắc xuống Miền Nam, từ miền núi cao hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi và là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Agribank hiện là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.

Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Từ Liêm nói riêng phát triển.

2.2.1.6 Về doanh thu từ dịch vụ TTQT

Doanh thu từ hoạt động TTQT chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng doanh thu của chi nhánh qua các năm.

Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động TTQT trong tổng doanh thu của ngân hàng Từ Liêm giai đoạn 2006-2009

Năm 2006 2007 2008 2009

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 172 362 324 396 Doanh thu từ TTQT (tỷ đồng) 8,9 20,3 17,5 24,95 Tỷ trọng DT từ TTQT (%) 5,17 5,61 5,4 6,3

Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh NHNo&PTNT Từ Liêm.

Như vậy, doanh thu từ TTQT luôn chiếm một tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng doanh thu của NHNo&PTNT Từ Liêm. Con số này dao động từ

5%-7%. Đây cũng là đặc điểm chung của dịch vụ TTQT tại các NHTM mới tham gia vào hoạt động TTQT ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê cho thấy, doanh thu từ TTQT của các NHTM ở Việt Nam nhìn chung dao động từ 5% -8% trên tổng doanh thu của ngân hàng. Tuy vậy, tỷ trọng doanh thu từ TTQT tại ngân hàng Từ Liêm cũng đang có xu hướng tăng.

Cụ thể, nếu năm 2006, doanh thu từ TTQT chỉ chiếm 5,17% thì đến năm 2009 con số này đã là 6,3%. Điều này cho thấy dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT đang dần phát triển và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho doanh thu của ngân hàng.

2.2.1.7 Về đội ngũ nhân viên TTQT

Ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ tiếng Anh và nghiệp vụ TTQT thành thạo.

Đội ngũ nhân viên của phòng TTQT tại NHNo&PTNT đều là những nhân viên trẻ, được đào tạo nghiệp vụ TTQT chu đáo tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có trình độ tiếng Anh chuyên ngành tốt và đặc biệt đều được tuyển chọn rất kỹ qua các đợt tuyển dụng hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam. Đây thực sự là thế mạnh của ngân hàng Từ Liêm trong việc phát triển dịch vụ TTQT.

2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả và thành tựu nói trên, dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT Từ Liêm trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế. Đó là:

2.2.2.1 Về thời gian xử lý giao dịch và thủ tục thanh toán

Thời gian xử lý các giao dịch TTQT còn chậm, thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính.

Hiện nay, một thực tế đang diễn ra tại ngân hàng là khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng luôn phải thực hiện những thủ tục rườm rà, tốn thời gian. Mức độ xử lý tự động các giao dịch chưa cao, quy trình thanh toán rườm rà, chưa tạo thành khâu khép kín, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, tốc độ TTQT giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng còn chậm. Vì lý do này mà số lượng khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tăng lên. Tại các ngân hàng này khách hàng chỉ phải làm các thủ tục rất đơn giản mà vẫn đảm bảo tính an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 Về cơ cấu khách hàng

Lượng khách hàng mới đến sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh không nhiều, đa phần là các khách hàng đã có quan hệ làm ăn lâu dài.

Các đối tác thường xuyên có quan hệ làm ăn với ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn huyện Từ Liêm như công ty Ngân Hạnh, Trung Thu, Viglacera, công ty xuất nhập khẩu Từ Liêm…

Ngoài ra, khách hàng của dịch vụ TTQT tại chi nhánh vẫn chủ yếu là khách hàng nội địa, tỷ lệ khách hàng nước ngoài còn ít.

Dịch vụ TTQT là một dịch vụ còn khá mới mẻ và chỉ được NHNo&PTNT Từ Liêm quan tâm phát triển mấy năm gần đây. Do vậy, ngân hàng vẫn chưa tạo được uy tín với khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Hơn nữa, tâm lý của khách hàng nước ngoài là thường thích làm việc với các ngân hàng lớn, có uy tín và đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực TTQT. Do vậy, lượng khách nước ngoài đến sử dụng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Từ Liêm còn rất hạn chế.

2.2.2.3 Hạn chế về sự đa dạng hóa dịch vụ TTQT

Còn một số dịch vụ đã được áp dụng phổ biến ở một số NHTM song chưa được triển khai tại chi nhánh. Đến nay, ngân hàng Từ Liêm đã thực hiện

được hầu hết các phương thức TTQT chủ yếu, từ các phương thức đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu đến những phương thức phức tạp, đòi hỏi kỹ năng xử lý nghiệp vụ cao như thanh toán L/C, L/C xác nhận. Tuy nhiên việc đưa vào sử dụng các loại hình L/C mới như L/C chuyển nhượng, L/C dự phòng vẫn chưa được sử dụng mặc dù những loại L/C này đem lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng. Hơn nữa lượng L/C thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng chưa cao, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ.

2.2.2.4 Về tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TTQT

Dịch vụ TTQT tại chi nhánh đã đạt một số thành tựu song tổng doanh thu từ hoạt động này còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của chi nhánh.

Qua bảng 2.9 có thể thấy, mặc dù doanh thu từ hoạt động TTQT của ngân hàng đã có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng doanh thu này trên tổng doanh thu từ dịch vụ của ngân hàng còn rất hạn chế. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TTQT luôn chỉ chiếm từ 5%-7% trên tổng doanh thu từ dịch vụ của ngân hàng. Trong khi đó, tại các NHTM đã hoạt động trên lĩnh vực TTQT lâu dài như Vietcombank hay Techcombank thì con số này luôn là trên 30%. Đây có thể nói là một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng của ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, NHNo&PTNT Từ Liêm cần thực hiện các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT nhằm tối đa hóa lợi nhuận và thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

2.2.2.5 Thị phần dịch vụ TTQT của ngân hàng còn thấp

So với một số ngân hàng đã có uy tín trên thị trường như Vietcombank, Techcombank…thì dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT Từ Liêm chiếm thị phần khá khiêm tốn. Thực tế này xuất phát từ mục tiêu chính của ngân hàng chủ yếu là phục vụ cho thanh toán nội địa, trong đó chú trọng tới đối tượng là

các hoạt động nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, còn dịch vụ TTQT là một dịch vụ mới, chưa trở thành thế mạnh của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ này.

2.2.2.6 Sự phát triển dịch vụ TTQT theo các phương thức thanh toán còn quá chênh lệch

Tỷ trọng doanh thu và giá trị thanh toán của các phương thức TTQT còn quá chênh lệch.

Bảng 2.10: Doanh thu phí TTQT phân theo dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu tại NHNo&PTNT Từ Liêm

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Tổng DT 559186 100,00 1230303 100,00 1029412 100,00 1348649 100,00 Mở L/C 227620 40,71 540855 43,96 425256 41,31 489275 36,22 TT L/C 183502 32,82 325479 26,46 409240 39,76 591787 43,88 Chuyển tiền 127908 22,87 355635 28,91 187970 18,26 263940 19,57 TT nhờ thu 20156 3,6 8334 0,67 6946 0,67 3647 0,27

Nguồn: Báo cáo dịch vụ TTQT NHNo&PTNT Từ Liêm

Doanh thu từ phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu TTQT của ngân hàng Từ Liêm.

Cụ thể doanh thu từ phí mở L/C luôn chiếm tỷ trọng từ 35%-45%, thanh toán L/C cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao chỉ đứng sau mở L/C.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tại ngân hang No&PTNT Từ Liêm, mở L/C và thanh toán L/C là hai nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, tỷ trọng doanh thu từ thanh toán hợp đồng có xu hướng ngày càng tăng và doanh thu từ thanh

toán nhờ thu luôn chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ bé trong tổng doanh thu TTQT của ngân hàng và có xu hướng ngày càng giảm.

Chuyển tiền cũng là một dịch vụ tương đối phát triển tại ngân hàng. Tỷ trọng của dịch vụ này là từ 18%-30%. Năm 2007, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng chiếm tới 28,91% tổng doanh thu TTQT, con số cao nhất trong mấy năm gần đây. Đây là một dịch vụ khá đơn giản và có lợi thế phát triển của các NHTM ở Việt Nam.

Bảng 2.11: Tỷ trọng doanh thu từ phí dịch vụ phân theo phương thức thanh toán tại NHNo&PTNT Từ Liêm

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008 2009

Dịch vụ TDCT 73,53 70,42 81,07 80,16 Dịch vụ chuyển tiền 22,87 28,91 18,26 19,57 Dịch vụ nhờ thu 3,6 0,67 0,67 0,27

Nguồn: Báo cáo dịch vụ TTQT NHNo&PTNT Từ Liêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ liêm- thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 63)