Phép định lượng của phương pháp

Một phần của tài liệu Phân tích As bằng phương pháp HGGFAAS. Áp dụng xác định As trong mẫu Kali sorbate (Trang 35 - 36)

2 CHƯƠNG : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.2 Phép định lượng của phương pháp

Sự phụ thuộc của cường độ hấp thu nguyên tử của một nguyên tố vào nồng độ của nguyên tố đó trong dung dịch mẫu phân tích được nghiên cứu và thấy rằng trong một khoảng nồng độ C nhất định của nguyên tố trong mẫu phân tích, cường độ vạch phổ hấp thụ và nồng độ N của nguyên tố đó trong đám hơi nguyên tử tuân theo định luật Lamber- Beer:

A= 2.303 * Kν. N. L (1)

Trong đó:

9 A là cường độ hấp thụ của vạch phổ

9 Kν là hệ số hấp thụ nguyên tử của vạch phổ tần sốν và đặc trưng riêng của mỗi nguyên tố.

9 L là bề dày lớp hấp thụ

9 N là nồng độ nguyên tử của nguyên tố trong đám hơi nguyên tử

Trong quá trình đo, L không đổi, cường độ của vạch phổ hấp thu chỉ phụ thuộc vào N, hay:

A = K.N (2) Với K= 2.303 * Kν.L

Trong đó K là hệ số thực nghiệm, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hấp thụ, bề dày môi trường hấp thụ và hệ số hấp thụ nguyên tử của nguyên tốđó.

Nếu gọi C là nồng độ của nguyên tố phân tích có trong mẫu đem đo phổ thì mối quan hệ giữa N và C được biểu diễn:

N=Ka.Cb (3)

Với Ka là hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào tất cả các điều kiện hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu. b là hằng số bản chất, nó phụ thuộc vào từng vạch phổ của từng nguyên tố và luôn có giá trị 0< b

≤ 1.

Từ phương trình (2) và (3), ta có phương trình cơ sở của phép định lượng các nguyên tố theo độ hấp thụ của là:

A= a.Cb (4) Với a = K.Ka

a được gọi là hằng số thực nghiệm phụ thuộc vào tất cả các điều kiện thực nghiệm để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu.

Theo phương trình (4) cho thấy, trong một phép đo định lượng một nguyên tố phải giữ cho các điều kiện hóa hơi, nguyên tử hóa mẫu ổn định và không đổi.

Một phần của tài liệu Phân tích As bằng phương pháp HGGFAAS. Áp dụng xác định As trong mẫu Kali sorbate (Trang 35 - 36)