Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñế nth ời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây gừng trồng bao tại gia lâm hà nội (Trang 68 - 70)

L ỜI CẢM ƠN

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñế nth ời gian sinh trưởng

l bt mm ca gng trng bao

Mầm trồng có khối lượng càng lớn thì lượng dinh dưỡng dự trữ trong củ càng nhiều. Khi ñược phát ñộng sinh trưởng, mầm sẽ huy ñộng lượng dinh dưỡng dự trữ tạo năng lượng cho quá trình nảy mầm. Khi bộ rễ gừng chưa hoàn chỉnh ñể có thể hút và cung cấp dinh dưỡng chính cho cây thì nguồn dinh dưỡng dự trữ trong mầm trồng chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây sinh trưởng.

Theo dõi thời gian bật mầm và thời gian sinh trưởng của gừng trong thí nghiệm, chúng tôi thu ñược một số kết quả ở bảng 4.12.

Thời gian bật mầm ñược 50% của các công thức khá chênh lệch nhau, dao ñộng trong khoảng 19 – 25 ngày. Trong ñó, công thức có khối lượng củ giống càng lớn thì thời gian bật mầm càng ngắn, do lực phát ñộng sinh trưởng bật mầm mạnh và ngược lại. Công thức 32g (CT4) có thời gian từ trồng ñến bật mầm 50% chỉ có 19 ngày, khi giảm ñi 1 nửa khối lượng ở CT3 (16g) thì thời gian này tăng lên ñến 21 ngày. Thời gian từ trồng ñến bật mầm của CT1 (4g) là dài nhất (25 ngày).

Bng 4.12: nh hưởng ca khi lượng c ging ñến thi gian sinh trưởng và t l bt mm ca gng

Công thức Thời gian từ trồng ñến bật mầm 50% (ngày)

Thời gian từ trồng ñến thu hoạch (ngày)

Tỷ lệ bật mầm (%) CT1 25 240 83,33 CT2 22 235 100 CT3 21 233 100 CT4 19 230 100

Tổng thời gian sinh trưởng từ trồng ñến khi thu hoạch dao ñộng trong khoảng 230 – 240 ngày. Các công thức có tổng thời gian sinh trưởng cách nhau khoảng 2 – 5 ngày. CT1 (4g) có thời gian sinh trưởng dài nhất (240 ngày). Sở dĩ như vậy là vì thời gian ñầu khi hình thành các cơ sở cho năng suất (các bộ phận trên mặt ñất và các nhánh ñầu tiên bị chậm do nguồn dinh dưỡng dự trữ trong củ ít. Sau ñó, vì cơ sở cho năng suất ít nên sinh trưởng chậm hơn, tốn nhiều thời gian hơn mới có thể kiến tạo ra một lượng vật chất nuôi cơ thể và dự trữ. Như vậy, khối lượng củ giống càng lớn thì thời gian sinh trưởng càng bị rút ngắn. Chẳng hạn như công thức có khối lượng củ giống lớn nhất là CT4 (32g) thì có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, chỉ có 230 ngày.

Khối lượng củ giống cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ bật mầm của quần thể cây gừng. Khối lượng mầm quá bé tỷ lệ bật mầm càng thấp, do bị ảnh hưởng từ ñiều kiện sống bên ngoài (thời tiết khí hậu, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, ...) vì nội lực bên trong thân mầm quá yếu ñể có thể chống chịu. Theo bảng số liệu 4.12, ta thấy, CT1 (4g) có tỷ lệ bật mầm chỉ ñạt 83,33%, trong khi các công thức khác ñều ñạt 100%. Như vậy, khối lượng củ giống từ 8g trở ñi có khả năng bật mầm cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây gừng trồng bao tại gia lâm hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)