L ỜI CẢM ƠN
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể ñế nth ời gian sinh trưởng và tỷ lệ bật
Gừng là cây có thể sống lâu năm nhưng có ñặc ñiểm sinh trưởng giống cây hàng năm. Thời gian sinh trưởng của cây gừng tính từ khi trồng ñến khi thu hoạch (một chu kỳ). Thời gian sinh trưởng phụ thuộc chủ yếu vào ñặc ñiểm của giống. Tuy nhiên, các giá thể khác nhau có các tính chất vật lý, sinh học khác nhau cũng ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây gừng cũng như tỷ lệ sống của cây. Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu ñược một số kết quả ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thểñến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ bật mầm của cây gừng (%)
Công thức Thời gian từ trồng ñến bật mầm 50% (ngày)
Thời gian từ trồng ñến thu hoạch (ngày)
Tỷ lệ bật mầm (%) CT1 27 226 83,33 CT2 29 226 83,33 CT3 (ðC) 23 219 75,00 CT4 25 219 75,00 CT5 25 223 100 CT6 22 224 91,67 CT7 28 220 100
Thời gian từ gieo ñến lúc gừng bật mầm ñược 50% trên các giá thể dao ñộng từ 23 – 29 ngày, trung bình là khoảng 25 ngày. Trong ñó, trên các công thức giá thể CT6 (ñất – trấu) và CT3 (ñất) (ðC), gừng bật mầm nhanh hơn (22 – 23 ngày) do khả năng giữ ẩm ban ñầu của hai giá thể này là tốt nhất. Các công thức giá thể CT1 (cát), CT2 (cát – trấu), và CT7 (trấu) có ñộ ẩm thời gian ñầu thấp nên thời gian bật mầm của củ chậm hơn (27 – 29 ngày).
Tổng thời gian từ trồng ñến thu hoạch dao ñộng giữa các công thức từ 219 – 225 ngày. Trên CT3 (ñất) và CT4 (ñất – cát) gừng ñược thu sớm hơn do thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với khi trồng trên các giá thể khác (219 ngày). Trong khi ñó, ở CT1 (cát) và CT2 (cát – trấu), gừng sinh trưởng dài hơn (226 ngày). Thời gian ñầu, trên các giá thể này gừng sinh trưởng chậm do khả năng giữ và thoát nước của giá thể. ðồng thời, bộ rễ cây hoạt ñộng trong môi trường các giá thể này cũng bị hạn chế do ñộ xốp thấp nên sinh trưởng chậm hơn so với gừng ñược trồng trên các giá thể khác. Mặt khác, khi gừng ñược trồng trên giá thể ñất (CT3) và ñất – cát (CT4), xét trong suốt quá trình sinh trưởng thì giai ñoạn ñầu sinh trưởng tốt hơn do giá thể ñảm bảo ñủ ñộ ẩm và ñộ xốp cần thiết, tuy nhiên sau ñó, do các giá thể này ñộ xốp bị giảm nên hạn chế sự sinh trưởng của cây gừng, ñặc biệt là hệ thống thân củ và rễ. Do vậy sinh trưởng của cây ngắn hơn so với trồng trên các giá thể khác.
Giá thể ảnh hưởng không nhiều ñến tỷ lệ bật mầm của cây. Tuy nhiên, khi trồng trên giá thể CT3 (ðC) (ñất) và CT4 (ñất – cát) do có tỷ lệ vi sinh vật cao hơn, ñồng thời ñộ xốp thấp nên vỏ củ dễ bị tổn thương, vi sinh vật dễ xâm nhập vào và gây ra thối củ, làm giảm tỷ lệ bật mầm của gừng.