Các nghiên cứu về khối lượng củ giống (củ giống) trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây gừng trồng bao tại gia lâm hà nội (Trang 29 - 31)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.2.Các nghiên cứu về khối lượng củ giống (củ giống) trồng

Dinh dưỡng cần cho giai ñoạn nảy mầm (bắt ñầu nảy mầm ñến mở chiếc lá ñầu tiên) ñược cung cấp chủ yếu từ các chất dinh dưỡng ñược lưu trữ trong củ giống, ngoài ra còn ñược cung cấp một phần nhỏ do rễ hấp thu từ ñất. Vì vậy, kích thước và dinh dưỡng của củ giống có ảnh hưởng rất nhiều ñến sự tăng trưởng của cây con trong giai ñoạn tiếp theo. [25]

Nghiên cứu về lượng củ giống trồng, Randhawa và Nadpuri (1970) ñề nghị tỷ lệ củ giống 1.25 tấn/ha. ðối với vùng ñồng bằng và vùng có ñộ cao thấp hơn, tỷ lệ củ giống từ 1.500 ñến 1.800 kg, ở ñộ cao cao hơn (1000 m), tỷ

lệ củ giống từ 2.000 ñến 2.500 kg (Aiyadurai, 1966; NRCS, 1989). Kingra và Gupta (1977) sử dụng 2,3 ñến 3,5 tấn/ha ở Himachal Pradesh. Lee et al. (1981) ñã sử dụng 6 tấn/ha, với mật ñộ 140.000 cây/ha. Sản lượng tăng với tỷ lệ củ giống (Mohanty et al, 1988), tuy nhiên tỷ lệ củ giống cũng là ñầu vào tốn kém nhất, chiếm 40 ñến 46% tổng số chi phí sản xuất (Jayachandran et al, 1980). (trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]

Sengupta et al. (1986) cho rằng, năng suất tăng 33, 51, và 80% tương ứng với khối lượng miếng củ giống trồng là từ 10 ñến 20, 30, và 40 g. Trung bình sản lượng trong 2 năm nghiên cứu cao nhất là 50,18 tấn/ha bằng cách sử dụng 40 g /miếng củ giống. Theo Ahmed et al. (1988), tại Gazipur, Bangladesh, năng suất cao nhất là 13,42 tấn/ha với khối lượng thân củ lớn nhất (21 – 30 g) ñược trồng với khoảng cách gần nhất là 15 cm.(trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]

Thân củ nhỏ nhất (10 g) ñược trồng với khoảng cách 25 cm chỉ cho sản lượng 5,41 tấn/ha. Theo Korla et al. (1989), tại Himachal Pradesh, miếng củ giống nặng 20 ñến 25 g ñã cho ra sản phẩm tốt nhất với chiều cao cây, số chồi, chiều dài và chiều rộng thân củ tối ưu. Roy và Wamanan (1989), tại Gauhati – Ấn ðộ cũng cho biết, sản lượng gừng tươi tăng từ 4 ñến 26 tấn/ha khi tăng trọng lượng của các miếng củ giống từ 5 ñến 35 g.( trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]

Theo Nizam và Jayachandran (2001), kích thước của thân củ không gây ra sự khác biệt trong các thành phần chất lượng như dầu dễ bay hơi và tinh bột, nhưng nó gây ra các biến ñổi nhỏ trong các chất không bay hơi, chiết xuất ether (NVEE) và chất xơ thô. Phân tích chi phí lợi nhuận chỉ ra rằng việc sử dụng của miếng củ giống nhỏ, nặng 10 g cho nhiều lợi nhuận hơn cả (trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]

Theo một số các nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây tăng ñáng kể với sự gia tăng kích thước củ giống. Tuy nhiên, không có nhiều sự khác biệt về

chiều cao cây giữa khối lượng củ giống R-8g và R-16g. Số lượng thân khi sính mỗi cây cũng tăng lên ñáng kể với sự gia tăng kích thước củ giống. So với các khối lượng khác, R-32g cho số thân khí sinh cao nhất trên mỗi cây. Ngoại trừ R-16 vào năm 1996, kích thước củ giống R-4 g, R-8 g và R-16 g ñều cho số lương thân tương tự nhau vào năm 1995, năm 1996 và 1997. Số lá mỗi thân khí sinh và ñường kính thân cũng bị ảnh hưởng ñáng kể bởi kích thước củ giống. Số lượng lá mỗi thân cao hơn ñáng kể với R-32g và R-16g vào năm 1997. Số lượng lá mỗi thân không bị ảnh hưởng bởi kích thước củ giống vào năm 1995. R-4g và R-8g có ñường kính gốc thấp hơn ñáng kể hơn so với R-16g và R-32g vào năm 1995 và 1997, nhưng kích thước thân rễ không có ảnh hưởng ñáng kể ñến ñường kính gốc vào năm 1996. Kích thước củ giống không ảnh hưởng ñến chiều dài lá. [17]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây gừng trồng bao tại gia lâm hà nội (Trang 29 - 31)