L ỜI CẢM ƠN
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
+ Giống gừng Gié ñược nhân giống tại Bắc Giang năm 2011 (gừng Gié ñược gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ, vị cay và nhiều xơ, chủ yếu ñược sử dụng ñể làm thuốc; hiện nay ñang ñược bán nhiều ở thị trường trong nước).
+ Giống gừng Trâu ñược nhân giống tại Kon Tum năm 2011 (gừng Trâu củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu).
+ Các giá thể: ñất thịt, cát, trấu hun
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- ðịa ñiểm: khu thí nghiệm của bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Vườn Cây Ăn Quả, Bộ môn Rau – Hoa – Quả, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Thời gian: từ tháng 4 ñến tháng 12 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất gừng trồng bao;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng củ gừng giống ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất gừng trồng bao;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống ñến hiệu quả kinh tế của gừng trồng bao.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ñược bố trí dưới vườn cây ăn quả thuộc bộ môn Rau – Hoa – Quả, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Vườn cây trồng ñược 6 năm.
Loại cây: Bưởi và Xoài. Chiều cao trung bình từ mặt ñất ñến tán cây: 1,7m. Bán kính bồn chăm sóc cây ăn quả: 0,5m. Mật ñộ: 2,5 x 2,5 m.
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất gừng trồng bao.
Giống: gừng Trâu (Kon Tum)
Thí nghiệm bao gồm 6 công thức giá thể và một công thức ñối chứng, ñược bố trí theo kiểu RCBD. Công thức ñối chứng là công thức ñược nông dân tại Gia Lâm thường sử dụng (CT3: 100% ñất). Khối lượng củ giống/bao: 80 – 90g.
CT1: 100% cát
CT2: 50% cát + 50% trấu hun
CT3: 100% ñất (sử dụng ñất phù sa sông Hồng không ñược bồi hàng năm) (ñối chứng)
CT4: 50% ñất + 50% cát CT5: 1 ñất + 1 cát + 1 trấu hun CT6: 50% ñất + 50% trấu hun CT7: 100% trấu hun
Tổng số bao thí nghiệm là 252 bao với 3 lần nhắc lại.
Mỗi công thức có 36 bao, 12 bao/một lần nhắc lại. (Tổng số bao trên 1 hecta cây ăn quả: 37500 bao/ha)
Sơ ñồ bố trí thí nghiệm: Nhắc lại 1 CT2 CT5 CT3 (ðC) CT1 CT7 CT4 CT6 Nhắc lại 2 CT1 CT4 CT7 CT2 CT6 CT5 CT3 (ðC) Nhắc lại 3 CT7 CT3 (ðC) CT6 CT5 CT2 CT1 CT4
* Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây gừng trồng bao.
Giống gừng: gừng Gié (Bắc Giang).
Thí nghiệm gồm 4 công thức, ñược bố trí theo kiểu RCBD. Nền giá thể: 50% ñất + 50% trấu. Các công thức: CT1: 4g (chiều dài ≤ 3 cm) CT2: 8g (chiều dài 3,1- 6 cm) CT3: 16g (chiều dài 6,1 – 9 cm) CT4: 32g (chiều dài > 9 cm)
Mỗi công thức có 36 bao, 12 bao/lần nhắc lại. Tổng số bao thí nghiệm là 144 bao/3 lần nhắc lại. (Tổng số bao trên 1 hecta cây ăn quả: 37500 bao/ha)
Sơ ñồ bố trí thí nghiệm:
Nhắc lại 1 CT2 CT4 CT3 CT1
Nhắc lại 2 CT3 CT1 CT4 CT2
Nhắc lại 3 CT1 CT3 CT2 CT4
3.4.2. Chăm sóc
Chuẩn bị bao và trồng: tận dụng bao xi măng cắt cách ñáy 45 cm (kích thước 40 x 45 cm), dưới ñáy ñục 2 lỗ ñể thoát nước. Cho giá thể vào bao, sau ñó ñặt củ gừng giống (ñã ủ nứt mầm) vào giữa bao, cách ñáy bao 15 cm, sau ñó phủ lớp giá thể mỏng khoảng 2cm lên trên.
Tưới nước: khi trồng xong cần tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Cần cung cấp ñủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. (Trong quá trình trị bệnh (ñặc biệt là bệnh thối củ) (nếu có) ở một số thời ñiểm nhất ñịnh thì việc cắt giảm nước tưới ñể hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết).
Làm cỏ, vun gốc: tiến hành làm cỏ dại bằng tay vào giai ñoạn 25 -30 ngày sau khi trồng (NST), kết hợp với bón thúc ñợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Mặt khác, cần phải tránh ñể củ lộ khỏi mặt ñất ñể ñảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng. Làm cỏ thường xuyên.
Bón phân: lượng phân bón thúc cho 1 ha: 100 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O. Lượng bón cho 1 bao/lần bón thúc: 3 g Ure + 2 g Super lân + 3 g KCl.
Sau khi trồng ñược 30 ngày bón lần 1 quanh gốc và rải lên trên gốc một lớp giá thể dầy 4 cm. 45 - 60 ngày sau bón lần thứ 2 tương tự như lần 1. 150 – 160 ngày sau trồng bón lần 3.