Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 65 - 74)

Một khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ

quá hạn thì trong một số trường hợp theo quy định, Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản

đảm bảo để xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do phải qua nhiều khâu, kéo dài làm cho nợ quá hạn tăng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng vay những khoản vay lớn nên tài sản thế chấp đối với các khách hàng này có giá trị lớn, khi phát mãi rất khó khăn do không tìm được đối tượng mua. Trong hoàn cảnh đó, ngân hàng phải đứng trước hai vấn đề, một là tiếp tục tìm kiếm người mua tài sản đó để thu hồi nợ, tuy nhiên việc này sẽ mất thời gian, làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng; hai là sẽ bán khoản nợ này cho công ty quản lý nợ và trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nhưng việc này sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó,

đây là một nguyên nhân mà ngân hàng cần phải quan tâm trong quá trình thẩm

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO 5.1. CHỦ ĐỘNG PHÂN TÁN RỦI RO ĐỂ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro

đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra. Ngoài những nguyên nhân chủ

quan tạo nên rủi ro, còn những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng

đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như

thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của Ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của Ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ

thể:

Ø Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số

tiền vay… Hơn nữa, Ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất

động sản, các dịch vụ giải trí...

Ø Vềđồng tài trợ: Đối với những dự án lớn Ngân hàng cần huy động nhiều Ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế

phát triển thì đòi hỏi Ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặc chẽ với các Ngân hàng khác để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Tuy nhiên cách thức này có thểảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác, vì

vậy mà ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.

5.2. PHÂN TÍCH KỸ VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI CHO VAY

Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính không chính xác đến ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng không có chiến lược kinh doanh lâu dài,… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phân tích, đánh giá kỹ hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ

vào những nội dung sau:

Ø Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái quát về khách hàng. Nắm bắt thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các hình thức sau:

§ Thu thập thông tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

§ Đối với những khách hàng vay số vốn lớn, ngân hàng nên thu thập thông tin về khách hàng qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trước khi cho vay.

§ Khoảng 3 năm 1 lần mở các hội nghị khách hàng để có những thông tin về khách hàng từ chính khách hàng, từ các khách hàng khác, qua đó cũng để thấy

được nhưng nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quảđể ngân hàng có giải pháp phù hợp cho hoạt động của mình.

§ Liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về

thông tin của khách hàng cho nhau, điều này cũng sẽ giúp ngân hàng tránh hiện tượng đảo nợ.

§ Phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín để cho vay.

Ø Phân tích, đánh giá khách hàng cần tập trung kỹ hơn vào các mặt sau: § Xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, đòi hỏi khách hàng phải có chiến lược kinh doanh dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

§ Đánh giá khả năng điều hành sản xuất của lãnh đạo của đơn vị vay vốn, xem xét bộ máy tổ chức của đơn vị. Năng lực của người lãnh đạo phần nào sẽ

cũng có ảnh hưởng rất lớn, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh hay không ổn

định, thay đổi nhiều lần cũng sẽảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. § Xem xét kỹ sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung ứng: Sản phẩm, dịch vụ đó có thể tiệu thụ trên thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, so sánh giá bán đối với các sản phẩm cùng loại, xem xét khả năng cạnh tranh của các đối thủ…

§ Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của đơn vị vay vốn để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh trên thị trường, cũng nhưđể khẳng định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong tương lai.

§ Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thoanh toán của khách hàng.

5.3. THỰC HIỆN BẢO HIỂM TÍN DỤNG

Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua đã bị không ít thiệt hại do thời tiết gây ra như lốc xoáy, giông bão, hỏa hoạn… Trong thời gian tới nếu tiếp tục xảy ra các thiên tai này thì sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các khách hàng của ngân hàng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình... nên không loại trừ trường hợp xảy ra thiên tai làm hư hỏng công trình. Vì vậy việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, đối với các khách hàng lớn thuộc ngành xây dựng, ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay.

Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

5.4. LINH HOẠT TRONG CÔNG TÁC THU NỢ

Đối với khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng như khách hàng hoạt động kinh doanh bất động sản trong năm 2006, ngân hàng nên tạo cơ hội cho khách hàng khắc phục các khó khăn về tài chính, bên cạnh việc đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng cần gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải hoàn trả theo thời gian, không nên ở mức quá lớn vì như thế càng làm cho khách hàng này càng khó

khăn. Trong trường hợp này ngân hàng phải chấp nhận thu hồi vốn chậm và có thua lỗ.

Tuy nhiên nếu sau khi đã được gia hạn mà khách hàng này vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cần nhanh chóng xử lý khoản nợ này như

bán nợ, phát mãi tài sản đảm bảo… nhằm giảm nợ quá hạn của ngân hàng xuống mức thấp, giúp làm tăng uy tín của ngân hàng.

5.5. THAY ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG

Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay vào ngành công nghiệp và xây dựng, mặc dù trong năm 2006 các khách hàng thuộc ngành này không gây ra nợ quá hạn, tuy nhiên trong trường hợp các khách hàng này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần điều chỉnh cơ

cấu tín dụng theo hướng sau:

Ø Tăng số lượng khách hàng vay vốn hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, tập trung cho vay ngắn hạn vào các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp nhẹ.

Ø Tăng doanh số cho vay đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, các khách hàng thuộc ngành công nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng trong những năm qua.

Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời tăng vòng quay vốn tín dụng góp phần giúp cho hoạt động ngân hàng ngày càng an toàn hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn

đềđặt lên hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt

được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các Ngân hàng không ngừng nỗ

lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của mình, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơđã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, những thữ thách trong quá trình hội nhập… đểđạt được những thành công nhất định.

Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng có thểđưa ra các kết luận sau:

Ø Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động, tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ

tiếp tục tăng góp phần làm tăng nguồn vốn cho Ngân hàng. Thế nhưng, vốn huy

động chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn, không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, vốn vay tăng và vốn đều chuyển từ trung ương vẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở mức cao làm tăng chi phí cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Ø Về tình hình hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn, quản lý và hoạt động khoa học theo sổ tay tín dụng. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có những thành công đáng kể. Quy mô tín dụng không ngừng mở rộng, công tác thu nợđạt hiệu quả, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần và đạt tỷ lệ ngày càng thấp so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ø Về rủi ro tín dụng: Nợ quá hạn giảm dần qua 3 năm với tốc độ cao. Tuy nhiên các khoản nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế tập trung ngày càng chủ yếu vào các ngành thương mại dịch vụ, đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là ngành công nghiệp và xây dụng thì nợ quá hạn ở các ngành này có xu hướng

giảm. Đối với các thành phần kinh tế thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế nhà nước giảm dần xuống mức thấp, nợ quá hạn tập trung ngày càng nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số nợ quá hạn.

Ø Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, thu nhập tăng trưởng với mức cao ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng trưởng ở mức cao nên đã làm giảm mức tăng trưởng của lợi nhuận.

Nhìn chung thì tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua diễn biến theo xu hướng ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới với những nỗ lực của mình cũng như của đội ngũ cán bộ nhân viên cùng những biện pháp tích cực cho hoạt động tín dụng tin rằng hoạt động của Ngân hàng sẽ ngày càng hiệu quả

hơn, làm tăng uy tín cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ nói riêng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ

cũng như qua quá trình phân tích, em xin đưa ra một vài kiến nghị cho hoạt động Ngân hàng và Nhà nước trong thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển.

6.2.1. Đối với Ngân hàng

Ø Nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu, có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ

dự phòng rủi ro, chuyển hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn động lâu ngày; hoặc khai thác tài sản thế chấp, cầm cố như cho thuê, bán, đưa vào sử dụng tại Ngân hàng.

Ø Phối hợp với các Ngân hàng thương mại khác trong hoạt động cung ứng như dịch vụ Ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua các hình thức đồng tài trợ,

đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẽ thông tin.

Ø Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào công tác của từng cán bộ để có những đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ

có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hay đề bạt

mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng ngày càng

được nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽđược cải thiện đáng kể. Ø Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hay bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc khách hàng bị giảm khả năng trả nợ, Ngân hàng có thểđề nghị khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy ra đến khách hàng sẽ không dùng số tiền vay cho mục đích khác như trị bệnh và Ngân hàng vẫn có thể thu hồi

đủ món nợ vay.

Ø Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng, bảo lãnh trong Ngân hàng. Hệ

thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên, cán bộ kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình.

Ø Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng, quan tâm đến hình thức bảo

đảm tiền vay bằng cổ phiếu, trái phiếu.

6.2.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ø Tiếp tục hoàn thiện sổ tay tín dụng, quy trình cho vay, quan trọng nhất là phải phù hợp với từng chi nhánh, từng thời kỳ.

Ø Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty này hoạt động nhằm mục đích là tận thu bằng cách cho thuê, bán các tài sản liên quan đến nợ

xấu.

Ø Khi chi nhánh trình hồ sơ tín dụng lên, Ngân hàng cần giải quyết nhanh chóng, nhằm giảm thời gian cho khách hàng, đảm bảo uy tín của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.3. Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 65 - 74)