Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 28 - 32)

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của Ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển vững bền thì Ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ đã thu hút và duy trì nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, phát hành chứng từ có giá,vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương…

Để biết rõ hơn về cơ cầu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua, chúng ta xem bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến

động. Tổng nguồn vốn năm 2005 là 936.974 triệu đồng, tăng 36,46% so với năm 2004. Đến năm 2006, tổng nguồn vốn đạt 838.007 triệu đồng, giảm 10,56% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn biến động là do sụ biến động của vốn điều chuyển từ trung ương, các loại nguồn vồn còn lại thì ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của tổng nguồn vốn, trong đó sự gia tăng của vốn huy động là đáng kể nhất.

a) Vốn huy động

Đây là nguồn vốn rất quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động tăng liên tiếp qua 3 năm, trong đó cao nhất là năm 2006. Do tính chất quan trọng của ngồn vốn này nên nó sẽđược đề cập kỹ hơn trong phần sau.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Vốn huy động 412.430 60,04 415.124 44,30 502.536 59,97 2.694 0,65 87.412 21,06

- Tiền gửi TCKT 180.968 43,88 174.482 42,03 218.368 43,45 -6.486 -3,58 43.886 25,15 - Tiền gửi tiết kiệm 190.360 46,16 203.523 49,03 245.015 48,76 13.163 6,91 41.492 20,39 - Phát hành giấy tờ có giá 41.102 9,97 37.119 8,94 39.153 7,79 -3.983 -9,69 2.034 5,48

3.Tiền gửi kho bạc và các TCTD khác 1.692 0,25 614 0,07 3.333 0,40 -1.078 -63,71 2.719 442,83

4.Vốn và các quỹ 13.472 1,96 11.697 1,25 20.530 2,45 -1.775 -13,18 8.833 75,52 5.Vốn khác 259.359 37,75 509.539 54,38 311.608 37,18 250.180 96,46 -197.931 -38,85 - Vốn đ/c từ TW 253.782 97,85 491.388 96,44 292.978 94,02 237.606 93,63 -198.410 -40,38 - Vốn vay 1.265 0,18 3.370 0,36 3.970 0,47 2.105 166,40 600 17,80 - Vốn khác 4.312 1,66 14.781 2,90 14.660 4,70 10.469 242,79 -121 -0,82 Tổng nguồn vốn 686.953 100,00 936.974 100,00 838.007 100,00 250.021 36,40 -98.967 -10,56 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn

b) Vốn và các quỹ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn và các quỹ qua 3 năm có nhiều biến

động. Năm 2005, nguồn vốn này đạt 11.697 triệu đồng, giảm 13,18% so với năm 2004. Trong năm 2005, vốn và các quỹ giảm chủ yếu là do Ngân hàng đã trích một số lượng lớn từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu. Năm 2006, nguồn vốn này tăng lên đạt 20.530 triệu đồng, tăng 75,52% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm lợi nhuận của ngân hàng tăng cao nên ngân hàng cũng trích vốn nhiều hơn, bên cạnh đó theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước nên ngân hàng cũng trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định này làm cho số quỹ dự phòng tăng lên.

Mặc dù vốn và các quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ

khách hàng và được trích lập các quỹ.

b) Nguồn vốn khác

Đây được xem là nguồn vốn để bổ sung vào vốn lưu động khi cần thiết, thường là vốn điều chuyển từ trung ương và vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có nhiều biến động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn từ nền kinh tế. Tình hình cự thể như sau:

Ø Năm 2004, nguồn vốn này đạt 259.359 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 37.75% trong tổng nguồn vốn. Trong năm này, tỉnh Cần Thơ chia tách ra và được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc trung ương nên một phần vốn điều chuyển từ trung ương đã chuyển cho Hậu Giang làm cho nguồn vốn này chiếm tỷ

trọng thấp hơn vốn huy động.

Ø Năm 2005, đạt 509.539 triệu đồng, tăng 96,46% so với năm 2004. Năm 2005, cùng với sự phát triển của địa phương, nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao trong khi vốn huy động của ngân hàng còn thấp không đủ khả năng đáp ứng. Hơn nữa trong năm 2004 do tách tỉnh nên ngân hàng đã chuyển một phần vốn

điều chuyển từ trung ương cho Hậu Giang. Vì vậy, năm 2005 Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam đã điều chuyển cho ngân hàng 200 tỷđồng để giúp ngân hàng có thể đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên do nhu cầu vốn của khách

hàng quá cao nên ngân hàng phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng, vì vậy mà vốn vay cũng có sự gia tăng đáng kể. Cùng với sự gia tăng của vốn điều chuyển và vốn vay thì vốn khác như lãi chưa phân phối, nguồn vốn

ủy thác và đầu tư cũng tăng lên cao nên làm cho loại nguồn vốn này của ngân hàng trong năm có sự gia tăng đáng kể so với năm 2004.

Ø Năm 2006, với việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới như: BIDV- Smart@account, chương trình tiết kiệm rút dần, cùng với chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn “Ổ trứng vàng” với giá trị giải thưởng 1 tỷđồng… nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động có sự gia tăng đáng kể. Với sự gia tăng của vốn huy động đã đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn của khách hàng nên ngân hàng đã giảm bớt nguồn vốn điều chuyển từ

trung ương. Điều đó đã làm cho loại nguồn này trong cơ cấu nguồn vốn giảm xuống, còn 311.608 triệu đồng, giảm 38.85% so với năm 2005.

Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng còn có tiền gửi kho bạc và các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nên ảnh hưởng của nó là không đáng kể. Tuy nhiên nó có hiện tượng sụt giảm không ổn định trong năm 2005, giảm 63.71% so với năm 2004. Nguyên nhân do trong năm 2005, Cần Thơ bước đầu hoạt động là thành phố trực thuộc trung ương, nền kinh tế thành phốđược quan tâm và phát triển hơn trước cho nên các tổ chức tín dụng cần vốn để phục vụ cho hoạt động của mình như: đầu tư

trang thiết bị, công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động… nên ít gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài ra năm 2005 là năm có nhiều biến động về giá cả, lạm phát tăng cao, do đó nhu cầu sử dụng tiền của các khách hàng tăng cao nên họ ít muốn gửi tiền vào ngân hàng, mặt khác thì lãi suất của ngân hàng cũng không bù đắp

đủ phí tổn do lạm phát gây ra. Vì vậy mà làm cho loại nguồn vốn này giảm xuống nhanh. Sang năm 2006, do có sựđầu tư mới về công nghệ và kỹ thuật nên các khách hàng này hoạt động hiệu quả hơn, bên cạnh đó trong năm ngân hàng cũng đã tăng cường các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm khách hàng mới cùng với sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mới nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã dùng nhiều biện pháp đẻ tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp như: trả lương cho công nhân qua tài khoản

ATM, hoa hồng đại lý, thu tiền đại lý, chi hộ… nên đã làm cho lượng tiền gửi này tăng lên đáng kể trong năm 2006.

Tóm lại, trong xu thế hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì Ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn để tăng nguồn vốn huy động, giảm bớt vốn vay và vốn điều chuyển từ trung ương. Điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả góp phần làm tăng uy tín của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)